Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em…
Đến với mảnh đất Lạng Sơn, du khách không chỉ mãn nhãn với cảnh sắc hùng vĩ, thả hồn cũng sông núi, mà còn được thưởng thức những đặc sản mang đậm hương vị con người vùng rừng núi Đông Bắc.
Đào Mẫu Sơn
Đến Lạng Sơn du khách không thể không ghé thăm đỉnh Mẫu Sơn, một miền sơn cước hùng vĩ với nhiều điều kì thú. Đặc biệt, đây cũng chính là mảnh đất đỏ rực sắc hoa đào với những vườn đào sai trĩu quả. Mỗi năm, Mẫu Sơn chỉ có một mùa đào trong vòng một tháng, nên những trái đào dường như trở thành sản vật vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ưu đãi và ban tặng cho vùng đất này.
Đào Mẫu Sơn.
Khác hẳn với các loại đào tuy chín có màu đỏ rực, thơm nức nhưng thịt lại mềm, nhũn, được phơi giữa nắng gió Mẫu Sơn, những trái đào nơi đây dường như ngọt, giòn và chắc hơn. Bên ngoài có màu xanh nhạt nhưng khi ăn quả có vị ngọt lịm mà lại giòn tan, thịt đào đỏ au và có mùi thơm dịu. Đào Mẫu Sơn vừa to, vừa ngọt. Đào có màu xanh trắng, bên ngoài là lớp vỏ có lông tơ mềm như nhung. Quả của nó có một hạt ở giữa và được bao bọc bởi cùi thịt màu vàng hay ánh trắng. Nhìn vẻ bề ngoài, những trái đào Mẫu Sơn căng mọng với màu sắc hồng hào, tươi đẹp đã hấp dẫn mọi người thưởng thức.
Lợn sữa quay mác mật
Là món ăn đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ của người dân xứ Lạng. Món ăn không chỉ ngon mà còn được chế biến rất kì công, và có hương vị rất riêng. Khó có nơi nào có món lợn quay sánh bằng Lạng Sơn. Bởi lẽ, nếu đơn thuần chỉ chọn lấy con heo làm thịt rồi quay với các gia vị khác thì không tạo nên tính độc đáo của món quay này. Cầu kỳ từ khâu chọn lợn ban đầu. Lợn quay phải chọn những con tầm 20-35kg hơi, loại to quá thì béo, mỡ nhiều ăn sẽ ngấy. Loại nhỏ dưới 20kg thì chưa thành thịt, nhão và không có vị thơm. Lợn cả con được cạo lông làm sạch từ thủ lợn đến chân giò, cạo trắng cả con nhưng không để da lợn bị xước rách, để khi quay chín da lợn không bị vỡ làm mất nước ngọt và mùi thơm của thịt. Lợn làm sạch lông, đem mổ moi hết nội tạng để tẩm ướp gia vị.
Lợn quay mác mật.
Quan trọng nhất là khâu ướp gia vị cho lợn quay. Muối, tiêu được xát đều trong bụng lợn cho ngấm, rồi lấy lá mác mật (Đây là loại cây cho lá và trái thơm, hương lạ và thường được dùng trong các món ăn của các dân tộc Nùng, Tày) loại bánh tẻ rửa sạch cho vào bụng lợn. Lợn quay nóng không xẻ luôn mà phải chờ cho nguội để khi chặt thịt không bị nát. Lợn sau khi quay được chặt chặt thành từng miếng vừa ăn xếp ra đĩa, da óng màu mật, vàng rộm cánh gián. Thịt ăn chắc có vị ngọt của thịt chín tới, vị thơm của lá mác mật, vị béo ngậy của dầu hòa quyện với mật ong rừng.
Phở chua Lạng Sơn
Được biết đến như là món ăn “hàn thực”nên phở chua được ưa chuộng nhất vào mùa thu và mùa hè. Phở chua được coi là món ăn đặc sản đáng tự hào của người Lạng Sơn, bởi vậy nó là món không thể thiếu trong các dịp đón khách quý tới nhà.
Phở chua Lạng Sơn.
Nguyên liệu của món phở chua cũng khá kỳ công với hai phần: nguyên liệu khô và phần nước. Phần khô trước hết phải kể đến là bánh phở được làm se lại sao cho vừa dẻo vừa dai, khoai tây thái chỉ đảo qua dầu ăn cho thật giòn và vàng rộm lên, gan lợn cũng thái mỏng bằng lòng bàn tay rán cháy cạnh,… Phở chua được ăn kèm với các loại thịt cay như: thịt ba rọi, thịt vịt hay dạ dày quay được tẩm ướp tỏi và các gia vị khác tạo nên một hương vị riêng của tô phở.
Những thứ trang điểm cho món phở chua gồm có lạc rang giã dập, các loại rau thơm, hành khô, dưa chuột và vài lát lạp xưởng thái mỏng. Ngoài ra còn có thêm thứ gia vị đặc biệt mà người địa phương quen gọi là xúng xàng tạo ra một hương vị rất lạ. Người ăn tùy khẩu vị của mình có thể thêm một chút chanh tươi, ớt hay tiêu... Món ăn này cầu kỳ nhưng giá cả rất phải chăng, khoảng 4.000-5.000 đồng/bát
Món khâu nhục
Vào những dịp lễ tết, nhà mới, đám cưới… của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn không thể thiếu món khâu nhục cổ truyền này. Khâu nhục hay còn gọi là “nằm khâu” theo cách gọi của người dân tộc vốn dĩ mang màu sắc văn hóa Trung Quốc, nhưng qua bàn tay của người dân xứ Lạng đã được biến tấu và trở thành món ngon, độc đáo trong những bữa cơm sang trọng.
Khâu nhục.
Để có món khâu nhục đúng vị, điều quan trọng là phải chọn được miếng thịt ba chỉ ngon của con lợn 60-70 kg là vừa. Thịt ba chỉ được cạo sạch lông, rửa sạch để ráo nước và cắt miếng to khoảng 0,5kg cho vào nồi luộc chín tới. Thịt sau khi luộc sơ được tẩm giấm, xì dầu và húng lìu để lên màu bóng mượt rồi dùng tăm tre nhọn đâm thật kỹ lên bì lợn để bì có khả năng hấp thụ nước cho thật mềm. Đây là bí quyết giúp cho miếng thịt mềm và ngấm đều gia vị hơn của người Tày, Nùng đã dùng từ lâu đời. Sau đó, thịt được đem quay và quết mật ong hoặc chao vàng trong chảo. Gia vị của món khâu nhục rất cầu kì. Lá tàu soi (một loại rau muối mặn của người Hoa, Tày, Nùng ở Lạng Sơn), đem rửa cho hết sạn và độ mặn, băm nhỏ rồi trộn đều với tương tàu, xì dầu, húng lìu, tỏi giã nhỏ xếp xuống dưới đĩa, trên là khoai môn hoặc khoai lang.
Thịt được thái thành từng miếng độ dày mỗi miếng khoảng 1,5cm (mỗi bát 8 miếng) xếp thịt lên trên đĩa thành hình tròn, úp bát to vào lật lại để nguyên đĩa, xếp từng bát thịt vào nồi hấp cách thủy độ 3-4 giờ cho thịt chín và mềm nhừ. Khâu nhục làm xong có màu vàng đều, hấp dẫn và mùi thơm đặc trưng không lẫn vào đâu. Tuy là món ăn quá quen thuộc của người dân xứ Lạng nhưng khâu nhục vẫn là món ăn mà ai cũng “gật gù” khen ngon.
Bánh cuốn trứng Lạng Sơn
Không cầu kì, cao sang nhưng ngon đến lạ lùng… đó là dư vị của món bánh cuốn trứng Lạng Sơn mang lại cho du khách khi ghé thăm vùng đất này. Vẫn là bánh cuốn với gạo được xay mịn thành bột rồi tráng mỏng nhưng điểm khác của bánh cuốn trứng xứ Lạng so với các loại bánh cuốn khác bởi lớp nhân bên trong và nước dùng được chế biến rất lạ. Để chế biến được vỏ bánh cuốn mềm, dẻo mà lại dai, phải chọn được loại gạo ngon, hạt đều. Bởi thế mà người vùng cao thường dùng gạo nương với hương vị đặc trưng, đậm đà của miền sơn cước.
Bánh cuốn Lạng Sơn.
Nước chấm ăn với bánh cuốn là nước ninh từ xuơng ống trộn với thịt băm, thêm chút gia vị đường, ớt, rau mùi băm nhỏ… Bánh cuốn trứng Lạng Sơn phải được thưởng thức ngay khi còn nóng hổi mới ngon. Vì vậy, chỉ khi thực khách ngồi vào bàn, người bán hàng mới bắt đầu làm từng mẻ bánh. Bên cạnh bánh cuốn trứng, những thực khách không thích dùng trứng còn có thể thưởng thức món bánh cuốn thịt băm. Thưởng thức miếng ngon ấy, dù trong cái rét mùa đông, bạn vẫn nghe mồ hôi rịn ra chân tóc. Sau khi căng bụng, thêm một bát nước vối nóng khiến hơi thở bốc khói, nghe cả người rân rân sảng khoái. Dù chỉ đến Lạng Sơn một lần, cũng đủ để bạn nhớ một đời.
Rượu Mẫu Sơn
Trong vắt như nước suối, đậm đà, không quá cay nồng mà cũng không quá nhạt, thơm dịu của lá và rễ cây thuốc…ai đã từng uống một lần thì mãi không quên được, đó là rượu Mẫu Sơn xứ Lạng. Rượu Mẫu Sơn do chính tay người dân tộc Dao sống trên đỉnh Mẫu Sơn (Lộc Bình - Lạng Sơn) chưng cất ở độ cao 800-1000m so với mặt biển bằng phương thức truyền thống, được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Rượu Mẫu Sơn.
Để chưng cất được loại rượu có một không hai này, ngoài nguyên liệu chính là gạo và nước suối (được lấy từ những con suối chảy trong núi có độ cao hơn 1000m), thì chất gây men không thể thiếu là lá rừng. Men lá được pha chế từ hơn 30 loại thảo dược quý hiếm như: cây 30 rễ, dây nước, trầu rừng, dây ngọt,… có tác dụng chữa lành vết thương, phong thấp. Các loại thảo dược sau khi rửa sạch, phơi khô thì trộn đều, giã nhỏ với nhau và đem đun. Đợt nước đầu dùng để nhào bột, nước hai để ngâm gạo. Hương vị đặc trưng của rượu Mẫu Sơn được khẳng định qua việc đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng công đoạn: nấu cơm, trộn men, ủ lên men và cho vào hũ, bịt kín trong khoảng 15-25 ngày mới đem chưng cất.
Hiền Anh (Tổng hợp)
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em…
Đến với mảnh đất Lạng Sơn, du khách không chỉ mãn nhãn với cảnh sắc hùng vĩ, thả hồn cũng sông núi, mà còn được thưởng thức những đặc sản mang đậm hương vị con người vùng rừng núi Đông Bắc.
Đào Mẫu Sơn
Đến Lạng Sơn du khách không thể không ghé thăm đỉnh Mẫu Sơn, một miền sơn cước hùng vĩ với nhiều điều kì thú. Đặc biệt, đây cũng chính là mảnh đất đỏ rực sắc hoa đào với những vườn đào sai trĩu quả. Mỗi năm, Mẫu Sơn chỉ có một mùa đào trong vòng một tháng, nên những trái đào dường như trở thành sản vật vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ưu đãi và ban tặng cho vùng đất này.
Đào Mẫu Sơn.
Khác hẳn với các loại đào tuy chín có màu đỏ rực, thơm nức nhưng thịt lại mềm, nhũn, được phơi giữa nắng gió Mẫu Sơn, những trái đào nơi đây dường như ngọt, giòn và chắc hơn. Bên ngoài có màu xanh nhạt nhưng khi ăn quả có vị ngọt lịm mà lại giòn tan, thịt đào đỏ au và có mùi thơm dịu. Đào Mẫu Sơn vừa to, vừa ngọt. Đào có màu xanh trắng, bên ngoài là lớp vỏ có lông tơ mềm như nhung. Quả của nó có một hạt ở giữa và được bao bọc bởi cùi thịt màu vàng hay ánh trắng. Nhìn vẻ bề ngoài, những trái đào Mẫu Sơn căng mọng với màu sắc hồng hào, tươi đẹp đã hấp dẫn mọi người thưởng thức.
Lợn sữa quay mác mật
Là món ăn đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ của người dân xứ Lạng. Món ăn không chỉ ngon mà còn được chế biến rất kì công, và có hương vị rất riêng. Khó có nơi nào có món lợn quay sánh bằng Lạng Sơn. Bởi lẽ, nếu đơn thuần chỉ chọn lấy con heo làm thịt rồi quay với các gia vị khác thì không tạo nên tính độc đáo của món quay này. Cầu kỳ từ khâu chọn lợn ban đầu. Lợn quay phải chọn những con tầm 20-35kg hơi, loại to quá thì béo, mỡ nhiều ăn sẽ ngấy. Loại nhỏ dưới 20kg thì chưa thành thịt, nhão và không có vị thơm. Lợn cả con được cạo lông làm sạch từ thủ lợn đến chân giò, cạo trắng cả con nhưng không để da lợn bị xước rách, để khi quay chín da lợn không bị vỡ làm mất nước ngọt và mùi thơm của thịt. Lợn làm sạch lông, đem mổ moi hết nội tạng để tẩm ướp gia vị.
Lợn quay mác mật.
Quan trọng nhất là khâu ướp gia vị cho lợn quay. Muối, tiêu được xát đều trong bụng lợn cho ngấm, rồi lấy lá mác mật (Đây là loại cây cho lá và trái thơm, hương lạ và thường được dùng trong các món ăn của các dân tộc Nùng, Tày) loại bánh tẻ rửa sạch cho vào bụng lợn. Lợn quay nóng không xẻ luôn mà phải chờ cho nguội để khi chặt thịt không bị nát. Lợn sau khi quay được chặt chặt thành từng miếng vừa ăn xếp ra đĩa, da óng màu mật, vàng rộm cánh gián. Thịt ăn chắc có vị ngọt của thịt chín tới, vị thơm của lá mác mật, vị béo ngậy của dầu hòa quyện với mật ong rừng.
Phở chua Lạng Sơn
Được biết đến như là món ăn “hàn thực”nên phở chua được ưa chuộng nhất vào mùa thu và mùa hè. Phở chua được coi là món ăn đặc sản đáng tự hào của người Lạng Sơn, bởi vậy nó là món không thể thiếu trong các dịp đón khách quý tới nhà.
Phở chua Lạng Sơn.
Nguyên liệu của món phở chua cũng khá kỳ công với hai phần: nguyên liệu khô và phần nước. Phần khô trước hết phải kể đến là bánh phở được làm se lại sao cho vừa dẻo vừa dai, khoai tây thái chỉ đảo qua dầu ăn cho thật giòn và vàng rộm lên, gan lợn cũng thái mỏng bằng lòng bàn tay rán cháy cạnh,… Phở chua được ăn kèm với các loại thịt cay như: thịt ba rọi, thịt vịt hay dạ dày quay được tẩm ướp tỏi và các gia vị khác tạo nên một hương vị riêng của tô phở.
Những thứ trang điểm cho món phở chua gồm có lạc rang giã dập, các loại rau thơm, hành khô, dưa chuột và vài lát lạp xưởng thái mỏng. Ngoài ra còn có thêm thứ gia vị đặc biệt mà người địa phương quen gọi là xúng xàng tạo ra một hương vị rất lạ. Người ăn tùy khẩu vị của mình có thể thêm một chút chanh tươi, ớt hay tiêu... Món ăn này cầu kỳ nhưng giá cả rất phải chăng, khoảng 4.000-5.000 đồng/bát
Món khâu nhục
Vào những dịp lễ tết, nhà mới, đám cưới… của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn không thể thiếu món khâu nhục cổ truyền này. Khâu nhục hay còn gọi là “nằm khâu” theo cách gọi của người dân tộc vốn dĩ mang màu sắc văn hóa Trung Quốc, nhưng qua bàn tay của người dân xứ Lạng đã được biến tấu và trở thành món ngon, độc đáo trong những bữa cơm sang trọng.
Khâu nhục.
Để có món khâu nhục đúng vị, điều quan trọng là phải chọn được miếng thịt ba chỉ ngon của con lợn 60-70 kg là vừa. Thịt ba chỉ được cạo sạch lông, rửa sạch để ráo nước và cắt miếng to khoảng 0,5kg cho vào nồi luộc chín tới. Thịt sau khi luộc sơ được tẩm giấm, xì dầu và húng lìu để lên màu bóng mượt rồi dùng tăm tre nhọn đâm thật kỹ lên bì lợn để bì có khả năng hấp thụ nước cho thật mềm. Đây là bí quyết giúp cho miếng thịt mềm và ngấm đều gia vị hơn của người Tày, Nùng đã dùng từ lâu đời. Sau đó, thịt được đem quay và quết mật ong hoặc chao vàng trong chảo. Gia vị của món khâu nhục rất cầu kì. Lá tàu soi (một loại rau muối mặn của người Hoa, Tày, Nùng ở Lạng Sơn), đem rửa cho hết sạn và độ mặn, băm nhỏ rồi trộn đều với tương tàu, xì dầu, húng lìu, tỏi giã nhỏ xếp xuống dưới đĩa, trên là khoai môn hoặc khoai lang.
Thịt được thái thành từng miếng độ dày mỗi miếng khoảng 1,5cm (mỗi bát 8 miếng) xếp thịt lên trên đĩa thành hình tròn, úp bát to vào lật lại để nguyên đĩa, xếp từng bát thịt vào nồi hấp cách thủy độ 3-4 giờ cho thịt chín và mềm nhừ. Khâu nhục làm xong có màu vàng đều, hấp dẫn và mùi thơm đặc trưng không lẫn vào đâu. Tuy là món ăn quá quen thuộc của người dân xứ Lạng nhưng khâu nhục vẫn là món ăn mà ai cũng “gật gù” khen ngon.
Bánh cuốn trứng Lạng Sơn
Không cầu kì, cao sang nhưng ngon đến lạ lùng… đó là dư vị của món bánh cuốn trứng Lạng Sơn mang lại cho du khách khi ghé thăm vùng đất này. Vẫn là bánh cuốn với gạo được xay mịn thành bột rồi tráng mỏng nhưng điểm khác của bánh cuốn trứng xứ Lạng so với các loại bánh cuốn khác bởi lớp nhân bên trong và nước dùng được chế biến rất lạ. Để chế biến được vỏ bánh cuốn mềm, dẻo mà lại dai, phải chọn được loại gạo ngon, hạt đều. Bởi thế mà người vùng cao thường dùng gạo nương với hương vị đặc trưng, đậm đà của miền sơn cước.
Bánh cuốn Lạng Sơn.
Nước chấm ăn với bánh cuốn là nước ninh từ xuơng ống trộn với thịt băm, thêm chút gia vị đường, ớt, rau mùi băm nhỏ… Bánh cuốn trứng Lạng Sơn phải được thưởng thức ngay khi còn nóng hổi mới ngon. Vì vậy, chỉ khi thực khách ngồi vào bàn, người bán hàng mới bắt đầu làm từng mẻ bánh. Bên cạnh bánh cuốn trứng, những thực khách không thích dùng trứng còn có thể thưởng thức món bánh cuốn thịt băm. Thưởng thức miếng ngon ấy, dù trong cái rét mùa đông, bạn vẫn nghe mồ hôi rịn ra chân tóc. Sau khi căng bụng, thêm một bát nước vối nóng khiến hơi thở bốc khói, nghe cả người rân rân sảng khoái. Dù chỉ đến Lạng Sơn một lần, cũng đủ để bạn nhớ một đời.
Rượu Mẫu Sơn
Trong vắt như nước suối, đậm đà, không quá cay nồng mà cũng không quá nhạt, thơm dịu của lá và rễ cây thuốc…ai đã từng uống một lần thì mãi không quên được, đó là rượu Mẫu Sơn xứ Lạng. Rượu Mẫu Sơn do chính tay người dân tộc Dao sống trên đỉnh Mẫu Sơn (Lộc Bình - Lạng Sơn) chưng cất ở độ cao 800-1000m so với mặt biển bằng phương thức truyền thống, được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Rượu Mẫu Sơn.
Để chưng cất được loại rượu có một không hai này, ngoài nguyên liệu chính là gạo và nước suối (được lấy từ những con suối chảy trong núi có độ cao hơn 1000m), thì chất gây men không thể thiếu là lá rừng. Men lá được pha chế từ hơn 30 loại thảo dược quý hiếm như: cây 30 rễ, dây nước, trầu rừng, dây ngọt,… có tác dụng chữa lành vết thương, phong thấp. Các loại thảo dược sau khi rửa sạch, phơi khô thì trộn đều, giã nhỏ với nhau và đem đun. Đợt nước đầu dùng để nhào bột, nước hai để ngâm gạo. Hương vị đặc trưng của rượu Mẫu Sơn được khẳng định qua việc đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng công đoạn: nấu cơm, trộn men, ủ lên men và cho vào hũ, bịt kín trong khoảng 15-25 ngày mới đem chưng cất.
Hiền Anh (Tổng hợp)
No comments:
Post a Comment