Trên thế giới vẫn tồn tại những vùng đất là thiên đường riêng của quý ông, nơi mà phái đẹp hoặc là bị liệt vào dạng nguy hiểm, hoặc quá yếu đuối để có thể đặt chân đến.
Đỉnh Athos, Hy Lạp
Lệnh cấm phái đẹp đặt chân đến đỉnh núi cổ đại nổi tiếng thế giới không chỉ áp dụng riêng cho loài người, mà còn cấm bất kỳ gia súc giống cái nào bén mảng đến nơi này.
Được người Hy Lạp gọi là “Núi thiêng”, ngọn núi tự trị Athos được bao quanh bởi núi non và bán đảo ở Macedonia, do vậy con đường tiếp cận duy nhất là thông qua phà, và chỉ những người (tất nhiên là đàn ông) có giấy phép đặc biệt mới leo được lên phà.
Đỉnh Athos.
Niềm tin kéo dài hàng thế kỷ cho rằng sự hiện diện của nữ giới sẽ ngăn cản cuộc hành trình khai sáng tâm linh (hay nói cách khác là đạt đến sự tỉnh thức) của các tu sĩ thuộc dòng giáo hội chính thống của Thiên Chúa giáo đang tu tập tại đây.
Bất ngờ là dù lệnh cấm ngặt nghèo đến mấy, vẫn có những phụ nữ tìm cách len lỏi được đến vùng đất dành riêng cho đàn ông. Có vẻ như càng cấm kỵ thì càng gây hiếu kỳ, và phụ nữ đã được chứng minh là những sinh vật tò mò nhất thế giới.
Trong số những vụ đột nhập gây kinh động, có thể kể đến âm mưu táo tợn của một nữ văn sĩ người Pháp hồi thập niên 1920. Nghe nói bà đã phẫu thuật cắt cả hai ngực để giả trang làm tu sĩ và lọt được vào khu cấm địa. Kết quả là cuốn sách Un mois chez les hommes (tạm dịch: Một tháng với đàn ông) ra đời.
Sau đó phải kể đến lần giả trang của Aliki Diplarakou, người đẹp Hy Lạp đầu tiên nhận vương miện hoa hậu châu Âu. Cả thế giới đã sốc khi sự việc bị phanh phui, và tạp chí Time đã giật tít Tội lỗi cực điểm cho bài viết số ngày 13/7/1953, nói về vụ tấn công thế giới thanh tịnh đàn ông của cô gái được cả châu lục mê đắm.
Gần đây nhất, 4 phụ nữ Moldova cập xuồng lên đỉnh Athos trong lúc vượt biên vào Hy Lạp.
Bất chấp nghị quyết được Nghị viện châu Âu thông qua vào năm 2003, đỉnh Athos vẫn từ chối đón nhận nữ giới, dù có bị cáo buộc là “phân biệt giới tính”.
Tu viện Vatopedi trên núi Athos.
Hoa hậu châu Âu Aliki Diplarakou, người đẹp Hy Lạp đầu tiên nhận vương miện.
Ả Rập Xê Út
Nếu bạn là phụ nữ và dự định vác ba lô du lịch Ả Rập Xê Út, lời cảnh báo ở đây là chọn đặt vé lên sao Hỏa còn dễ hơn. Tính đến năm 2010, thị thực du lịch nước này không hề tồn tại, thị thực dành cho kinh doanh và thăm gia đình khét tiếng khó xin, đặc biệt đối với người Mỹ.
Chưa hết, phái yếu cần phải được tháp tùng bởi một thành viên nam giới để được cấp thị thực. Và thậm chí đến khi đó, Ả Rập Xê Út vẫn chưa phải là nơi chốn hiếu khách cho nữ giới. Để làm bất cứ chuyện gì, phụ nữ ở nước này cần phải có đàn ông bên cạnh. Hiện phụ nữ Ả Rập Xê Út vẫn chưa được phép lái xe.
Đền thờ Haji Ali Dargah, Ấn Độ
Đây là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của Mumbai, dùng để vinh danh thánh Pir Haji Ali Bukhari hồi thế kỷ 15. Nơi này cũng được đặt một phần của vị thánh, thu hút từ 15.000 đến 20.000 lượt người thăm viếng mỗi ngày, thuộc đủ tầng lớp, tôn giáo và sắc tộc.
Tuy nhiên, đến tháng 7/2012, một nhóm du khách nữ giới phát hiện khu vực thiêng liêng nhất của đền thờ, tức chính điện, không còn chào đón phụ nữ. Những người giữ đền cho hay luật Sharia khôngcho phụ nữ thăm mộ phần, và họ đã có sự điều chỉnh thích hợp để bảo đảm mọi thứ đều hợp pháp.
Haji Ali Dargah.
Đến tháng 11/2012, tin tức về sự thay đổi trên đã lan rộng, làm bùng nổ cơn giận dữ của nhiều tổ chức bảo vệ quyền lợi phụ nữ. Theo những người phản đối, đây là hành động phân biệt đối xử một cách thô bạo đối với phái yếu, hủy hoại tiếng tăm của Hồi giáo tại Ấn Độ.
Chính quyền New Delhi từ chối can thiệp một vấn đề thuần túy tôn giáo trên, và kết quả là đến nay lệnh cấm trên vẫn có hiệu lực tại đền Dargah.
Đền thờ Hindu ở Ấn Độ và Bali (Indonesia)
May mắn là nữ giới, đặc biệt là đối với phụ nữ Tây phương, chỉ bị cấm lui đến đền thờ trong thời điểm “đèn đỏ”, chứ không phải lúc nào cánh cửa đền thờ cũng đóng sập trước mặt họ. Vẫn chưa rõ giới chức các đền thờ đã áp dụng cách kiểm tra nào để phát hiện kẻ cố tình xâm nhập, nhưng lệnh cấm dựa trên quan điểm phổ biến ở một số tôn giáo, như đạo Hindu và dòng giáo hội chính thống của Thiên chúa giáo.
Theo đó, những người đang gặp kỳ trong tháng bị xem là ô uế, và kết quả là họ bị cấm lui đến nơi thiêng liêng như đền thờ.
Phụ nữ một số nơi cũng đã thử phản đối lệnh cấm mà họ cho là hết sức vô lý trên, nhưng hiện nhiều đền thờ tại Ấn Độ và Indonesia vẫn áp dụng triệt để. Thậm chí các tín đồ phái yếu còn bị đe dọa dùng bạo lực nếu bị phát hiện cố tình vi phạm quy định này.
Đỉnh Omine, Nhật Bản
Vào năm 2004, LHQ tuyên bố đỉnh núi ở miền nam Nhật Bản là di sản thế giới UNESCO, nhưng vì lệnh cấm tồn tại nhiều thế kỷ qua, phái yếu chưa bao giờ đặt chân đến nơi này. Trong hơn 1.300 năm, chỉ có đàn ông mới được rong ruổi trên con đường dẫn đến ngôi chùa nằm trên đỉnh cách mặt nước 1.720 m.
Cội nguồn của tình trạng phân biệt chủng tộc này thuộc về tín ngưỡng tôn giáo xa xưa, rằng phái đẹp gây nên sự xao nhãng không đáng có cho khách hành hương.
Cảnh đẹp mê ly ở Omine.
Ngày nay, lệnh cấm quái gở đó vẫn tồn tại, và bất chấp chính phủ Nhật Bản vào năm 1872 đã ra sắc lệnh phá bỏ những rào cản chống nữ giới tại nhiều ngọn núi trên toàn quốc, bao gồm cả núi Phú Sĩ. Kể từ đó đỉnh Omine vẫn bướng bỉnh phớt lờ mọi lời ong tiếng ve, và nhất quyết kháng cự đến tận cùng mọi sự cám dỗ từ phái đẹp.
Quá tức giận, những nhóm bảo vệ quyền lợi nữ giới đã ra sức vận động chính quyền và LHQ để ngăn đỉnh Omine được đưa vào danh sách di sản thế giới, nhưng kết quả cuối cùng thì ai cũng đã biết.
Công viên nước Thiên hà Bavaria, Đức
Hồi hè năm 2012, một trong những công viên nước lớn nhất và phổ biến nhất châu Âu đã cấm phụ nữ leo lên đường trượt cao nhất với lý do đối mặt với nguy cơ “chấn thương vùng nhạy cảm”. Theo một nhà quản lý công viên Thiên Hà, ít nhất 6 cô gái đã bị thương bộ phận sinh dục sau khi lên đường trượt Siêu nhanh, với tốc độ lướt tối đa đến 72 km/giờ.
Một phát ngôn viên của Galaxy cho hay đang nghiên cứu đồ bảo vệ cho phụ nữ để bảo vệ người chơi trong tương lai. Và đến khi có đồ bảo hộ thích hợp, phái yếu chịu khó chơi những trò khác vậy.
Theo iHay
Đỉnh Athos, Hy Lạp
Lệnh cấm phái đẹp đặt chân đến đỉnh núi cổ đại nổi tiếng thế giới không chỉ áp dụng riêng cho loài người, mà còn cấm bất kỳ gia súc giống cái nào bén mảng đến nơi này.
Được người Hy Lạp gọi là “Núi thiêng”, ngọn núi tự trị Athos được bao quanh bởi núi non và bán đảo ở Macedonia, do vậy con đường tiếp cận duy nhất là thông qua phà, và chỉ những người (tất nhiên là đàn ông) có giấy phép đặc biệt mới leo được lên phà.
Đỉnh Athos.
Niềm tin kéo dài hàng thế kỷ cho rằng sự hiện diện của nữ giới sẽ ngăn cản cuộc hành trình khai sáng tâm linh (hay nói cách khác là đạt đến sự tỉnh thức) của các tu sĩ thuộc dòng giáo hội chính thống của Thiên Chúa giáo đang tu tập tại đây.
Bất ngờ là dù lệnh cấm ngặt nghèo đến mấy, vẫn có những phụ nữ tìm cách len lỏi được đến vùng đất dành riêng cho đàn ông. Có vẻ như càng cấm kỵ thì càng gây hiếu kỳ, và phụ nữ đã được chứng minh là những sinh vật tò mò nhất thế giới.
Trong số những vụ đột nhập gây kinh động, có thể kể đến âm mưu táo tợn của một nữ văn sĩ người Pháp hồi thập niên 1920. Nghe nói bà đã phẫu thuật cắt cả hai ngực để giả trang làm tu sĩ và lọt được vào khu cấm địa. Kết quả là cuốn sách Un mois chez les hommes (tạm dịch: Một tháng với đàn ông) ra đời.
Sau đó phải kể đến lần giả trang của Aliki Diplarakou, người đẹp Hy Lạp đầu tiên nhận vương miện hoa hậu châu Âu. Cả thế giới đã sốc khi sự việc bị phanh phui, và tạp chí Time đã giật tít Tội lỗi cực điểm cho bài viết số ngày 13/7/1953, nói về vụ tấn công thế giới thanh tịnh đàn ông của cô gái được cả châu lục mê đắm.
Gần đây nhất, 4 phụ nữ Moldova cập xuồng lên đỉnh Athos trong lúc vượt biên vào Hy Lạp.
Bất chấp nghị quyết được Nghị viện châu Âu thông qua vào năm 2003, đỉnh Athos vẫn từ chối đón nhận nữ giới, dù có bị cáo buộc là “phân biệt giới tính”.
Tu viện Vatopedi trên núi Athos.
Hoa hậu châu Âu Aliki Diplarakou, người đẹp Hy Lạp đầu tiên nhận vương miện.
Ả Rập Xê Út
Nếu bạn là phụ nữ và dự định vác ba lô du lịch Ả Rập Xê Út, lời cảnh báo ở đây là chọn đặt vé lên sao Hỏa còn dễ hơn. Tính đến năm 2010, thị thực du lịch nước này không hề tồn tại, thị thực dành cho kinh doanh và thăm gia đình khét tiếng khó xin, đặc biệt đối với người Mỹ.
Chưa hết, phái yếu cần phải được tháp tùng bởi một thành viên nam giới để được cấp thị thực. Và thậm chí đến khi đó, Ả Rập Xê Út vẫn chưa phải là nơi chốn hiếu khách cho nữ giới. Để làm bất cứ chuyện gì, phụ nữ ở nước này cần phải có đàn ông bên cạnh. Hiện phụ nữ Ả Rập Xê Út vẫn chưa được phép lái xe.
Đền thờ Haji Ali Dargah, Ấn Độ
Đây là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của Mumbai, dùng để vinh danh thánh Pir Haji Ali Bukhari hồi thế kỷ 15. Nơi này cũng được đặt một phần của vị thánh, thu hút từ 15.000 đến 20.000 lượt người thăm viếng mỗi ngày, thuộc đủ tầng lớp, tôn giáo và sắc tộc.
Tuy nhiên, đến tháng 7/2012, một nhóm du khách nữ giới phát hiện khu vực thiêng liêng nhất của đền thờ, tức chính điện, không còn chào đón phụ nữ. Những người giữ đền cho hay luật Sharia khôngcho phụ nữ thăm mộ phần, và họ đã có sự điều chỉnh thích hợp để bảo đảm mọi thứ đều hợp pháp.
Haji Ali Dargah.
Đến tháng 11/2012, tin tức về sự thay đổi trên đã lan rộng, làm bùng nổ cơn giận dữ của nhiều tổ chức bảo vệ quyền lợi phụ nữ. Theo những người phản đối, đây là hành động phân biệt đối xử một cách thô bạo đối với phái yếu, hủy hoại tiếng tăm của Hồi giáo tại Ấn Độ.
Chính quyền New Delhi từ chối can thiệp một vấn đề thuần túy tôn giáo trên, và kết quả là đến nay lệnh cấm trên vẫn có hiệu lực tại đền Dargah.
Đền thờ Hindu ở Ấn Độ và Bali (Indonesia)
May mắn là nữ giới, đặc biệt là đối với phụ nữ Tây phương, chỉ bị cấm lui đến đền thờ trong thời điểm “đèn đỏ”, chứ không phải lúc nào cánh cửa đền thờ cũng đóng sập trước mặt họ. Vẫn chưa rõ giới chức các đền thờ đã áp dụng cách kiểm tra nào để phát hiện kẻ cố tình xâm nhập, nhưng lệnh cấm dựa trên quan điểm phổ biến ở một số tôn giáo, như đạo Hindu và dòng giáo hội chính thống của Thiên chúa giáo.
Theo đó, những người đang gặp kỳ trong tháng bị xem là ô uế, và kết quả là họ bị cấm lui đến nơi thiêng liêng như đền thờ.
Phụ nữ một số nơi cũng đã thử phản đối lệnh cấm mà họ cho là hết sức vô lý trên, nhưng hiện nhiều đền thờ tại Ấn Độ và Indonesia vẫn áp dụng triệt để. Thậm chí các tín đồ phái yếu còn bị đe dọa dùng bạo lực nếu bị phát hiện cố tình vi phạm quy định này.
Đỉnh Omine, Nhật Bản
Vào năm 2004, LHQ tuyên bố đỉnh núi ở miền nam Nhật Bản là di sản thế giới UNESCO, nhưng vì lệnh cấm tồn tại nhiều thế kỷ qua, phái yếu chưa bao giờ đặt chân đến nơi này. Trong hơn 1.300 năm, chỉ có đàn ông mới được rong ruổi trên con đường dẫn đến ngôi chùa nằm trên đỉnh cách mặt nước 1.720 m.
Cội nguồn của tình trạng phân biệt chủng tộc này thuộc về tín ngưỡng tôn giáo xa xưa, rằng phái đẹp gây nên sự xao nhãng không đáng có cho khách hành hương.
Cảnh đẹp mê ly ở Omine.
Ngày nay, lệnh cấm quái gở đó vẫn tồn tại, và bất chấp chính phủ Nhật Bản vào năm 1872 đã ra sắc lệnh phá bỏ những rào cản chống nữ giới tại nhiều ngọn núi trên toàn quốc, bao gồm cả núi Phú Sĩ. Kể từ đó đỉnh Omine vẫn bướng bỉnh phớt lờ mọi lời ong tiếng ve, và nhất quyết kháng cự đến tận cùng mọi sự cám dỗ từ phái đẹp.
Quá tức giận, những nhóm bảo vệ quyền lợi nữ giới đã ra sức vận động chính quyền và LHQ để ngăn đỉnh Omine được đưa vào danh sách di sản thế giới, nhưng kết quả cuối cùng thì ai cũng đã biết.
Công viên nước Thiên hà Bavaria, Đức
Hồi hè năm 2012, một trong những công viên nước lớn nhất và phổ biến nhất châu Âu đã cấm phụ nữ leo lên đường trượt cao nhất với lý do đối mặt với nguy cơ “chấn thương vùng nhạy cảm”. Theo một nhà quản lý công viên Thiên Hà, ít nhất 6 cô gái đã bị thương bộ phận sinh dục sau khi lên đường trượt Siêu nhanh, với tốc độ lướt tối đa đến 72 km/giờ.
Một phát ngôn viên của Galaxy cho hay đang nghiên cứu đồ bảo vệ cho phụ nữ để bảo vệ người chơi trong tương lai. Và đến khi có đồ bảo hộ thích hợp, phái yếu chịu khó chơi những trò khác vậy.
Theo iHay
No comments:
Post a Comment