Sunday, January 20, 2013

Kiệt tác 10.000 hang động trong vách núi

10.000 hang động cổ xưa trong lòng núi là kiệt tác bí ẩn của người dân Nepal cổ đại.

Mustang, vương quốc cổ xưa nằm ở miền Bắc đất nước Nepal là một trong những di chỉ khảo cổ bí ẩn nhất mọi thời đại. Trong những nơi trú ẩn đầy bụi, đá sa huỳnh, được gió cát ngàn năm bào mòn, nằm ẩn sâu trong dãy Himalaya, gần con sông Kali Gandaki là một hệ thống hang động hùng vĩ nhất, lạ kỳ nhất mà con người từng chứng kiến.





Những hang động này nằm trên vách núi, một số là hang động biệt lập, với cửa hang mở rộng. Một số khác nối liền với nhau thành các nhóm hang động thông qua những hốc nhỏ. Điều đáng ngạc nhiên là tất cả những hang động này đều có tuổi đời lên tới cả nghìn năm. Số lượng hang động ở Mustang cũng khiến mọi du khách và nhà nghiên cứu choáng ngợp: 10.000 hang động.

Điều bí ẩn nhất của các hang động này là không ai biết được chính xác những người đã xây dựng nên kiệt tác trong núi đá này hay lý do vì sao họ xây chúng. Làm thế nào để những con người thời cổ đại làm nên một số lượng khổng lồ nơi trú ẩn trên vách và làm sao để leo lên đó cũng là bí ẩn không lời giải đáp, bị lớp bụi thời gian che mờ.





700 năm trước, khi Mustang được phát hiện, bỏ hoang, bụi mờ, người dân Nepal lập tức tôn vinh nơi đây như một thánh địa, một trung tâm Phật giáo và nghệ thuật. Người dân kéo đến khu vực dưới chân núi sinh sống bằng nghề buôn muối. Mustang trở thành một cửa ngõ buôn bán giữa Tây Tạng xa xôi và thế giới bên ngoài.

Đến thế kỷ 17, muối không còn quý hiếm như trước, việc kinh doanh, buôn bán từng một thời thịnh vượng của Mustang dần lụn bại. Người dân rời thị trấn, để lại Mustang ngày nay: những tàn tích vĩ đại hoang vắng của con người, ẩn sâu trong lòng núi cao hiểm trở.








Để vào được khu vực di chỉ Mustang, những nhà leo núi thám hiểm và nhà khoa học phải theo một đường mòn dọc bờ sông Kali Gandaki. Vì địa thế nơi đây quá hiểm trở, việc tìm kiếm, đào bới trở nên khó khăn. Theo ước tính của các nhà khoa học, còn rất nhiều hang động chưa được khám phá.







Theo Xzone

No comments:

Post a Comment

Popular Posts