Wednesday, March 12, 2014

Tây Nguyên Chờ Đường, Chủ Đầu Tư Chờ Vốn



Đ ược kỳ vọng sẽ chia sẻ gánh nặng cho quốc lộ 1A trên trục giao thông Bắc - Du lich campuchia Nam nhưng sau nhiều năm triển khai, đến nay đường Hồ Chí Minh qua khu vực Tây nguyên vẫn là công trình dang dở.

Theo ông Lê Hữu Khánh - quyền chánh văn phòng Sở Giao thông vận tải Đắk Nông, quốc lộ 14 (thuộc dự án đường Hồ Chí Minh) là tuyến đường huyết mạch của Tây nguyên nối với miền Đông Nam bộ và miền Trung. Tuy nhiên, hiện tuyến đường này đang xuống cấp nặng.
Xuống cấp nặng nề

Có mặt trên tuyến quốc lộ 14 những ngày này có thể dễ dàng bắt gặp từng đoàn xe tải nối đuôi nhau chạy chậm chạp vì đường xấu. Tại khu vực xã Trúc Sơn (huyện Cư Jút), nhiều đoạn đường xe tải lớn phải nhích từng chút, mặt đường xuất hiện đầy ổ voi.



Thỉnh thoảng chúng tôi lại bắt gặp một vài tốp công nhân dùng xe tải  Du lich da lat nhỏ chở nhựa đường đi vá tạm các đoạn đường hư hỏng. Nhiều người dân cho biết việc sửa chữa tạm thời này đã được tiến hành từ nhiều tháng trước đó, nhưng chỉ được một thời gian ngắn là đường hư hỏng trở lại.

Tình trạng xuống cấp tương tự cũng diễn ra tại nhiều đoạn đường đi qua các xã Đắk Gằn (huyện Đắk Mil), Nâm Giang (Đắk Song) và đặc biệt là đoạn qua xã Trường Xuân (Đắk Song). Tại đoạn qua thôn 18, xã Nâm Giang, do mặt đường hỏng quá nặng nên nền đường được vá kín bằng đất kéo dài hàng trăm mét. Cũng từ khu vực này dẫn đến thị xã Gia Nghĩa, máy móc và công nhân của các đơn vị thi công đường bắt đầu xuất hiện với mật độ khá dày, biển báo hiệu đoạn đường đang thi công và các cột mốc giải phóng mặt bằng được cắm nhiều. đây cũng là khúc đường được thi công “sôi nổi” hiếm hoi nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc san ủi giải phóng mặt bằng để mở rộng đường.

Thống kê của Thanh tra giao thông Đắk Nông cho biết: 75km  Du lich phu quoc đường BOT của Công ty CP BOT&BT Đức Long Đắk Nông (thuộc Công ty CP Tập đoàn Đức Long Gia Lai, tỉnh Gia Lai) từ huyện Đắc Song đến Cây Chanh có 173 ổ voi, ổ gà các loại, mỗi ổ rộng từ 0,5-3m2, sâu từ 10-60cm. Nhiều đoạn lề đường cỏ cây che khuất tầm nhìn cũng có hư hỏng nhẹ rộng 8-10m2...

Đoạn từ Cây Chanh về thị xã Đồng Xoài (Bình Phước) dài 75km thì Thanh tra giao thông tỉnh Bình Phước cũng đã ra quyết định xử phạt hành chính các chủ đầu tư là Công ty CP Đức Phú Gia Lai và Công ty CP Đức Thành Gia Lai do thi công trên đường bộ đang khai thác không bố trí đủ biển báo, cọc tiêu di động, rào chắn theo quy định. Còn 23,5km đoạn Đồng Xoài - Chơn Thành, cơ quan chức năng cũng xử phạt đơn vị thi công với các lỗi nguy hiểm tương tự.

Đường nghẽn, phí vẫn thu!

< QL14 đoạn qua xã Thọ Sơn, huyện Bù Đăng (Bình Phước).

“Đường Hồ Chí Minh đoạn từ tỉnh Kon Tum kéo dài đến tỉnh Bình Phước, có lý trình nằm trùng trên nền đường cũ của quốc lộ 14, được xem là đường huyết mạch giữa các tỉnh miền Trung và khu vực Đông Nam bộ. Toàn tuyến  Du lich mien trung đường này hiện đang được phân bổ cho nhiều đơn vị thi công và tu sửa. Tuy nhiên, hiện nay do lãi suất cao, một số công ty không dám vay vốn nên nhiều đoạn đường thi công cầm chừng, trong khi mặt đường ngày càng xuống cấp...” - ông Hồ Ngọc An, đại diện tại Đắk Nông thuộc Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, văn phòng tại Đà Nẵng (Bộ Giao thông vận tải), cho biết.

Một quan chức tỉnh Đắk Nông bức xúc cho rằng với tình hình tu sửa, nâng cấp như hiện nay, tuyến giao thông huyết mạch này đang bị tắc nghẽn, chưa biết đến bao giờ đường Hồ Chí Minh mới đáp ứng được mục tiêu chia sẻ gánh nặng với quốc lộ 1A trong việc lưu thông hàng hóa, hành khách đường bộ thuộc các khu vực này.

Theo ông Lê Hữu Khánh, quốc lộ 14 đoạn qua tỉnh Đắk Nông xuống cấp nặng nhất là khu vực giáp ranh với tỉnh Bình Phước. Không chỉ có xe tải lưu thông của các tỉnh Tây nguyên mà nhiều xe tải đường dài từ các tỉnh phía Bắc, miền Trung cũng chọn đi lại trên tuyến đường này nên lượng xe cộ hằng ngày rất đông. Tuy nhiên, đường sá xuống cấp đã ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế, lưu thông hàng hóa và kết nối các tỉnh Tây nguyên.

Một hành khách thường xuyên đi qua đoạn đường này cho biết: “Dù có đi xe giường nằm cũng mất ngủ cả đêm vì đường quá xóc, Du lich ha long ban đêm cộng cả tiếng động cơ xe, tiếng nhạc mở trên xe cũng không át nổi tiếng trèo trẹo của bánh xe và đất đá đổ trên đường”. Thậm chí từng có đoàn công tác đi từ TP.HCM đến Buôn Ma Thuột, khi về không dám chạy qua cung đường này mà xuôi quốc lộ 26 về Nha Trang, rồi theo quốc lộ 1A trở về TP.HCM, chấp nhận khoảng cách di chuyển gần gấp đôi.

Theo thống kê, mỗi năm có hàng triệu tấn nông lâm sản từ Tây nguyên cần vận chuyển về các cảng biển phía Nam, miền Trung và bằng đó khối lượng hàng hóa từ đồng bằng cần vận chuyển ngược lại. Chưa kể toàn vùng có hơn 6 triệu dân có nhu cầu đi lại. Các hãng xe khách có tuyến Buôn Ma Thuột - TP.HCM than phiền tuyến đường dài chưa đến 350km, trước đây xe khách chỉ chạy chưa đến tám giờ, nhưng nay do đường xấu phải tăng hơn 9-10 giờ, tiêu hao nhiên liệu, cùng chi phí sửa chữa hỏng hóc tăng hơn 15% so với trước.

Đường xấu cũng khiến các hãng vận tải hàng hóa kêu trời vì xe nổ lốp liên tục khi nhiều đoạn trơ đá nhọn, chưa kể tai nạn nhiều hơn. Hầu như ngày nào trên tuyến này cũng xảy ra tai nạn giao thông, trong đó không ít vụ xe tải chở hàng hóa lật nghiêng, mới nhất là vụ  Du lich trong nuoc một xe container chở đầy cà phê “đo đường” rạng sáng 6-2 tại huyện Đắk Song. “Đã vậy, tuyến đường chỉ dài 350km nhưng có đến bảy trạm thu phí là quá nhiều, bình quân 50km/trạm. Có đoạn ở Bình Phước đang thi công, đường cực kỳ xấu nhưng vẫn mở trạm thu phí là không hợp lý, không công bằng!” - chủ một hãng xe bức xúc.

Lùi thời hạn thông đường 5 năm
< Quốc lộ 14 (thuộc dự án đường Hồ Chí Minh) đoạn qua xã Nâm Giang, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông.

Theo Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, đường Hồ Chí Minh đi qua 30 tỉnh, thành phố trong cả nước, với tổng chiều dài toàn tuyến 3.167km (trong đó tuyến chính dài 2.667km, tuyến nhánh phía tây dài 500km). Theo dự kiến, đường sẽ thông tuyến cuối năm 2010 nhưng do thiếu vốn nên đoạn qua khu vực Tây nguyên phải giãn tiến độ thi công để chờ bố trí vốn. Hiện Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đang trình Chính phủ phương án điều chỉnh thời hạn kết thúc việc thông tuyến đường Hồ Chí Minh đến năm 2015.

Tại hội nghị tổng kết nhiệm vụ công tác năm 2011 của Ban chỉ đạo Tây nguyên, ông Niê Thuật - bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk - cho biết tỉnh ủy, ủy ban cũng đã nhiều lần kiến nghị Chính phủ nhanh chóng bố trí vốn để sớm hoàn thành tuyến đường này. Ông Đinh Việt Hùng, phó văn  Du lich thai lan phòng đại diện Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh tại Đà Nẵng, cho biết thêm: tuyến quốc lộ 14 được chia làm nhiều dự án do nhiều chủ đầu tư làm. Hiện các dự án đều triển khai chậm là do năng lực tài chính của các chủ đầu tư không đủ, lãi suất cao trong khi Chính phủ chưa kịp bố trí vốn.

No comments:

Post a Comment

Popular Posts