Cung điện hoàng gia Campuchia – Chùa Bạc
Địa điểm: Nằm trên đường Sothearos (giữa đường 184 và 240).
Giá vé thăm quan: 6usd/người
Thời gian mở cửa: Tất cả các ngày trong tuần
- Sáng từ 7h30 đến 11h
- Chiều từ 2 giờ đến 5 giờ.
Thông tin: Cung điện hoàng gia Campuchia (tên đầy đủ là Preah Barom Reachea Vaeng Chaktomuk) được xây dựng sau khi vua Norodom chuyển đô từ Oudong về Phnom Pênh giữa năm 1800. Các Vua Campuchia đã ở trong cung điện này kể từ ngày cung điện được xây dựng từ 1866, ngoại trừ có một thời kỳ gián đoạn khi đất nước này dưới quyền cai trị của Khmer Đỏ. Cung điện được xây dựng để phục vụ việc ăn ở, sinh hoạt của quốc vương, gia đình quốc vương và các quan khách nước ngoài, nơi đây còn là nơi diễn ra các cuộc thiết triều, các nghi thức ngoại giao và lễ nghi hoàng gia. Hoàng cung còn là biểu tượng của cả vương quốc. Khu Hoàng cung gắn liền với Chùa Bạc là sự đa hợp bao gồm những cung điện, công trình kiến trúc và những khu vườn.
Bảo tàng quốc gia Campuchia
Địa điểm: Nằm giữa đường 178 và đường 13, gần cung điện hoàng gia.
Giá vé thăm quan: 3usd/người
Thời gian mở cửa: Từ 8 giờ sáng – 5 giờ chiều các ngày trong tuần
Thông tin: Bảo tàng Quốc gia Campuchia do George Groslier và Ecole des Arts Cambodgiens thiết kế, được xây dựng vào năm 1917 theo phong cách truyền thống của người Khmer và được làm lễ khánh thành vào năm 1920 bởi vua Sisowath. Đây là nơi lưu trữ những chế tác mang tính khảo cổ, tôn giáo và nghệ thuật lâu đời nhất của người Khmer từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 13. Có hơn 5000 mẫu vật và là chỗ chứa đựng sự giàu có về nền văn hóa của vương quốc.
Watt Phnom
Địa điểm: Nằm giữa đoạn giao đường 96 với đại lô Norodom
Giá vé: 1usd/người (chỉ áp dụng cho khách nước ngoài).
Thời gian mở cửa: Tất cả các ngày trong tuần.
Thông tin: Wat Phnom (Chùa Núi hay chùa bà Pênh) được xây năm 1373 là một trong những chùa quan trọng nhất ở Phnôm Pênh. Chùa được một quả phụ giàu có là Daun Chi Penh xây trên một ngọn đồi nhân tạo, sau khi một trận lụt lớn đã cuốn trôi các bức tượng Phật tới đây. Truyền thuyết kể lại rằng sự ra đời của Wat Phnom gắn chặt với sự khởi đầu của Phnôm Pênh. Người ta kể rằng năm 1372 bà Penh (Yea Penh) vớt được một cây gỗ trôi dạt trên sông. Bên trong cây gỗ là 4 bức tượng Phật. Bà đã cho đắp một ngọn đồi (phnom có nghĩa là đồi) và một ngôi chùa nhỏ (wat) ở khu vực mà ngày nay gọi là Wat Phnom. Sau này, khu vực xung quanh được gọi theo ngọn đồi (Phnom) và người tạo ra nó (Penh), vì thế mà có Phnom Penh. Ngôi chùa hiện đang tồn tại được xây dựng lại lần cuối vào năm 1926. Đã có nhiều hạng mục thêm vào trong các thế kỷ qua. Tháp chứa hài cốt lớn nhất chứa tro của vua Ponhea Yat (1421?-1462), người đã di chuyển kinh đô của đế chế Khmer từ Angkor về Phom Penh. Khu vực chùa này là trung tâm lễ hội của thành phố trong Năm mới Campuchia và Pchum Benh.
Tượng đài độc lập Phnom Pênh
Địa điểm: Nằm tại quảng trường lớn, giao lộ giữa đường Norodom và đường Sihanouk.
Giá vé: Miễn phí tham quan.
Thời gian mở cửa: một số ngày lễ Đài độc lập không cho phép khách du lịch vào thăm.
Thông tin: Tượng đài Độc lập (The Independence Monument) được khởi công xây dựng năm 1958 và khánh thành ngày 9 tháng 11 năm 1962 nhằm đánh dấu 9 năm độc lập của người Campuchia khỏi áp bức nước ngoài. Công trình là tác phẩm của kiến trúc sư Campuchia Vann Molyvann, sử dụng hầu như tất cả các mô típ truyền thống của kiến trúc Khmer cổ truyền. Tượng đài có hình dạng stupa (hoa sen) mô phỏng Angkor Wat và các địa điểm lịch sử khác của Campuchia. Kiến trúc sư thiết kế là một người chịu ảnh hưởng nặng phong cách hiện đại Vann Molyvann. Trong những lễ quốc gia, đặc biệt là quốc khánh – đây là tâm điểm của các hoạt động.
Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng (S-21)
Địa điểm: Góc đường 113 và 350
Giá vé: 2usd/người
Thời gian mở cửa: Mở cửa hàng ngày từ 8h sáng đến 5 giờ chiều
Thông tin: Bảo tàng diệt chủng Toul Sleng là một bảo tàng tội ác diệt chủng của Khmer Đỏ trong thời gian cầm quyền từ 1975 đến 1979. Đây đã là trường phổ thông trung học trước khi trở thành trại tập trung của chế độ diệt chủng Kmmer Đỏ. Năm 1975, trường được chuyển thành nhà tù với tên gọi Nhà tù an ninh S21. Trong thời gian 4 năm cầm quyền của Kmer Đỏ, nơi đây giam giữa khoảng 17.000 người (có nguồn khác cho răng con số này là 20.000), phần lớn là thành viên hoặc lính trước đó của Kmer Đỏ bị kết tội phản bội. Trường đã được cải hoán như xây thêm hàng rào điện, gia cố phòng thành trại giam, phòng hỏi cung và phòng tra tấn.
Cánh đồng chết – Choeng Ek Memorial (The killing fields)
Địa điểm: cách Phnom Penh 15km
Thông tin: Đây là nơi chế độ diệt chủng Pôn -pốt đã thảm sát hàng triệu người dân Campuchia trong thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Hiện nay nơi đây còn lại nhà thờ, những hố chôn các nạn nhân và 1 tháp trưng bày hàng trăm bộ hài cốt, đầu lâu của các nạn nhân. Mỗi hố chôn đều có thuyết minh, như hố chôn nạn nhân không đầu…
Khu vực dọc bờ sông
Địa điểm: dọc đường Sisowath Quay
Thông tin: đây là địa điểm tập trung đông du khách quốc tế và người dân địa phương.
Chợ
Các chợ tại Phnompenh thu hút du khách:
- Chợ cũ (Phsar Chas): Nằm trong khu vực phố Tây mới
- Chợ mới (Phsar Kanda): Nằm trong khu vực phố Tây mới
- Chợ trung tâm (Phsar Thmey – Central market): thu hút nhiều khách du lịch do có vị trí thuận lợi. tuy nhiên giá cả tại đây thường mắc hơn so với các chợ khác.
- Chợ Nga (Phsar Toul Tom Poung)
- Chợ Olimpic: gần sân vận động Olimpic, đây là khu vực các xe Open tour Việt Nam tập trung.
Ngoài ra còn có chợ đêm (nằm gần khu vực phố Tây mới).
Bên cạnh đó, đến Phnompenh bạn có thể tham quan các ngôi chùa kiến trúc Khmer, bia tưởng niệm quân tình nguyện Việt Nam,…
No comments:
Post a Comment