Thursday, March 27, 2014

Điểm Đến 2011

Theo thỏa thuận giữa 3 nước Đông Dương, sau Việt Nam — Điểm đến 2010. Campuchia sẽ là điểm đến 2011. Không đợi thời gian trôi, Campuchia “xúc tiến du lịch” một cách tự nhiên đến hồn hậu.



Sau 72 giờ đến Campuchia, tôi đã bị mê hoặc bởi mảnhđất tưởng chừng như cằn cỗi vì thảm họa diệt chủng, mảnh đất của nhữnglầu son bóng cũ như những ngôi đền Angco khắc khoải với thời gian.

Tôi đến Campuchia đúng vào dịp đón tết Khơme như một cơ duyên đượccùng người dân địa phương hòa nhập vào nét văn hóa huyền bí - tâm linh.Và như thế, tôi chợt hiểu, vì sao Campuchia lại đang nổi lên như mộtđiểm đến mới của các du khách.

Đất chùa chiền

Rời xa Hà Nội khi cái rét nàng Bân còn khắc khoải trong từng manh áoấm, ánh mắt tôi chợt vỡ òa bởi màu vàng tưởng như chan hòa khắpPhnompenh. Màu vàng chói của ánh nắng, màu vàng tươi của những chùm hoabò cạp tưởng như có mặt khắp các nẻo đường vốn trống trải hơn nhiều sovới những con đường tất bật của Hà Nội. Màu sơn son thiếp vàng phủ khắpcác chùa chiền. Trang phục màu vàng nâu của những vị tăng sư khất thựckhiến cho phố xá của nơi này có nét đặc trưng riêng.

Hình như, càng những ngày tết, cái màu vàng ám ảnh ấy lại càng rạngngời lên, từ ngoài phố đến những khoảng riêng trong đời sống cộng đồng.Khách sạn chúng tôi ở vốn là của tập đoàn Nagaworld — một tập đoàn củaMalaysia cũng không bỏ qua cơ hội Tết dân tộc để tạo nên sức hút chomình. Tượng Vua Jayavaraman VII (người sáng lập ra Tết Khmer ngày naykhi ấn định ngày lễ tết dựa vào mùa thu hoạch của người dân — vua sư)đang ngồi trang nghiêm bằng đồng vàng được đặt giữa đại sảnh của kháchsạn, bên cạnh là cây may mắn tràn ngập sắc màu sặc sỡ, và các nệm ngồicho các nhà sư đã được sắp xếp vòng quanh. Các sắc vàng hoà trộn với sắctrắng của hoa sen pha chút phớt hồng tạo nên một không gian thiền khiếnlòng người lắng đọng.

Ai cũng biết, đất nước Campuchia vốn là đất nước của chùa chiền nhưngđiều ám ảnh tôi nhất khi đến những ngôi chùa này là những cánh hoa nhàimong manh đã được người dân nơi đây tết thành những chùm, những xâuchuỗi để kết hợp với hoa sen trắng dâng lên bàn thờ Phật. Không giàydép, không hương khói, không chen chúc, chỉ có sự tĩnh tại và lặng lẽkhi cúi mình cầu xin điều tâm niệm với Phật, khi khẽ uống từng ngụm nướcđược những nhà sư ủ hương từ những cánh sen và nhài. Tôi có cảm giác,những người dân Campuchia khi vào đến cửa chùa, một cách thành kính vàtự nhiên nhất, đều để lại cuộc đời thực nơi ngưỡng cửa.

Điều tạo nên ấn tượng khó phai trong tôi ấy là khi được chứng kiến,buổi tối 108 vị tăng sư thượng tọa của Vương Quốc Campuchia được mời đếncầu nguyện tại đại sảnh của Nagaworld, cùng chúc phúc cho những ngườitham gia lễ hội cũng như toàn dân Campuchia. Những bài kinh kệ được cấtvang bởi các vị sư và những người tham gia lễ hội. Lời kinh như một sợidây vô hình thắt chặt hơn các tín đồ với đức Phật tạo nên một không khílinh thiêng, không gian tuy rộng nhưng thậm chí không loãng mà lại ấmcúng vì mọi người đang trải lòng thành khẩn cầu nguyện cho những ngườithân thiết.

Tiếp đến là lễ đăng đèn dâng hoa lên đức Phật. Nước dầu thơm ướp hàngtriệu nụ hoa nhài được vẩy khắp nơi, làm ướt những người tham dự vớilời cầu chúc, mong sao tâm hồn mọi người luôn tinh khiết, ngát hương nhưhoa, người người, nhà nhà may mắn, hạnh phúc. Để tỏ lòng cảm ơn đứcPhật, người tham dự nhặt những nụ hoa lài tung trả lại đức Phật ba lầnliên tiếp. Sau đó, những người tham dự lễ hội đến chào và chúc tụng cácsư, các sư đáp trả bằng một vòng chỉ đỏ cầu chúc may mắn và bình an.Vòng chỉ đỏ ấy không bao giờ được rời xa gia chủ cho đến khi tự tuột ra.

Người thân thiện

Người hướng dẫn viên tên Đen — cái tên được người mẹ Việt đặt bởi màuda của anh khi chào đời - sau khi dẫn chúng tôi đến ăn tết tại nhà mộtngười dân Khơme đã cùng chúng tôi lang thang khắp nơi không có tronglịch trình để thỏa mãn trí tò mò.

Lang thang trong trưa nắng, bỏ mặc những người cùng đoàn, tôi và anhlạc vào cung điện của hoàng thân. Không chỉ có màu vàng của nắng, củasơn son thiếp vàng, tôi còn cảm nhận được màu vàng của thứ kim loại quýnày từ những đồ dùng hàng ngày của vua và hoàng hậu nơi đây. Nhìn ảnh vịhoàng thân khá thư sinh và… đẹp trai, tôi cũng không hiểu được sức lựcnào đã giúp ông mặc nổi tấm áo làm từ những sợi chỉ vàng nặng tới trên25 kg. Thấy tôi tò mò đến ngỡ ngàng, anh Đen lẳng lặng kéo tôi sang chùaVàng.


Đem cơm trắng cúng chùalà nghi thức mà người dân Campuchia rất coi trọng

Quả thật, có đi chân trần trên hơn 5000 viên gạch bạc mới cảm nhậnđược cái “mát lạnh” khó tả. Tự nhủ, cảm giác đứng trên vàng, trên bạcquả là trải nghiệm thú vị trong đời. Tự nhủ, chỉ mất có 420 USD cho mộttour máy bay khứ hồi, bay một vòng hơn 2 tiếng từ Hà Nội để được đi…“chân đất” kiểu này thì chắc chắn nhiều khách du lịch sẽ chẳng… ngạingần gì.

Nhưng Campuchia vốn không phải chỉ có chuyện vàng, chuyện bạc. Quabao năm chiến tranh, người dân nơi đây tự khi nào đã quen sống khiêmnhường hết mức có thể. Với họ, được đem cơm trắng vào chùa là một niềmhạnh phúc. Có nhìn những người đàn bà dâng cơm cúng tại chùa mới thấy họtôn sùng đạo Phật đến nhường nào. Đen bảo tôi, anh chưa lấy được vợ vìanh chưa đi tu. Với người Campuchia, người đàn ông chỉ thực sự trưởngthành khi có “chứng chỉ ở chùa”. Anh còn cho biết, đức vua đang tại vịcũng chưa lấy vợ…

Lang thang mãi cũng chán, bỏ ra 2 USD — đây cũng là điều lạ lùng tạiđất nước này, tiền “đô” tiêu thoải mái ở khắp chốn — tôi và mấy ngườibạn “nhảy” lên tuctuc (kiểu như xe tự chế của Việt Nam, có thêm chỗ ngồidành cho 4 người phía sau) lang thang ra chợ Nga, chợ Nava… nơi anh Đencho biết đây là… chỗ của các “tây, ta ba lô”. Anh bảo, nếu vào ngàythường, những khu chợ này đông đúc lắm, toàn hàng “made in Campuchia”với mức giá rẻ nên du khách… mê mẩn. Buồn cười vì những “cụm từ” rấtViệt Nam của anh, tôi chợt chùng lòng nghĩ đến Hà Nội, nhớ đến Hàng Đàovốn tấp nập và cũng hút “tây ba lô” nhưng xuất xứ hàng hoá không chỉ có ởViệt Nam. Trước cổng chùa, nơi thờ vị “vua sư”, Đen đã tặng tôi mộtchiếc vòng kết bằng hoa nhài trắng với lời hẹn: Nếu có sang Campuchialần nữa, anh sẽ cùng tôi đi thăm nhiều nhà người “đồng hương bên này”.Anh bảo, người Việt ở Phnompenh chiếm tới hơn 20% trên tổng số 1 triệungười tại đây.

72 tiếng ở Phompenh tưởng dài nhưng quá ngắn, đứng trên ban công tầng10 của Nagaworld hotel, nhìn về ngã 4 sông Mêkông với 2 nhánh rẽ thànhsông Tiền, sông Hậu, lưu luyến tạm biệt PhnomPenh, tạm biệt Campuchia màthầm tiếc không có đủ thời gian để một lần đến với Biển Hồ qua nhánhsông còn lại, đến với Ăngkor để thăm lại điệu múa… của thần tiên.

Trở lại Việt Nam, về lại Hà Nội, trong miền ký ức của tôi có hươngnhài vấn vít và một nỗi nhớ mang tên… Phnompenh.


No comments:

Post a Comment

Popular Posts