Mọi thứ được giữ gần như nguyên vẹn: cổng trường Howarts lớn, lâu đài, cầu gập nghềnh, phố phù thủy, đũa phép, sách vở, lớp học độc dược...
Phim trường Harry Potter nằm ở ngoại vi London, là nơi hãng Warner Bros đã đầu tư rất nhiều công sức và tiền của để xây dựng phục vụ cho hầu hết các cảnh quay trong 7 phần của bộ phim hoành tráng này. Sau khi thực hiện xong, phần lớn các phân cảnh, vật dụng dùng trong phim được bảo tồn, gìn giữ cẩn thận và hãng phim lại tiếp tục hái ra tiền với việc bán vé cho những fan cuồng nhiệt tác phẩm nổi tiếng của nhà văn J. Rowling vào tham quan.
Mỗi du khách chỉ có khoảng 3 tiếng để đi thăm thú hết các khu vực, nhưng phải lặn lội từ rất xa nếu đi từ trung tâm London bằng nhiều phương tiện công cộng. Khó khăn là vậy, giá vé cũng khá cao và phải đặt mua trên mạng từ rất sớm, vì sức hút từ những nhân vật Harry, Ron, Hermione... vẫn đủ lôi kéo dòng người lũ lượt từ khắp mọi nơi đến thăm phim trường, nhất là vào những dịp cuối tuần.
Xe trung chuyển du khách từ trạm xe lửa Euston đến phim trường.
Áo chùng và khăn choàng của nhà Slytherin.
Hội trường lớn và trang phục của các nhân vật trong phim.
Hướng dẫn viên thuyết minh về quá trình quay phim cũng như việc sử dụng các đạo cụ.
Phân cảnh và trang phục của gia đình nhà Weasley.
Các bức tranh như miêu tả trong truyện và phim là sẽ chuyển động.
Chiếc xe bay của chú Rubeus Hagrid.
Cầu thang có thể xoay qua xoay lại giữa các tầng phức tạp như mắc cửi trong các kí túc xá.
Trang phục thi đấu Quidditch.
“Knight Bus" - Xe buýt 3 tầng màu hoạt động với tốc độ rất nhanh nhằm giúp cho những người bị kẹt của cộng đồng phù thủy thông qua các phương tiện công cộng.
Bia bơ.
Buckbeak - Người bạn trung thành của Harry Potter, luôn bảo vệ cậu những lúc nguy hiểm.
Những lối đi nhỏ hẹp trong các con phố của thế giới phù thủy, nơi hai bên đường là những cửa hàng đầy màu sắc bắt mắt.
Lối vào cửa hàng kẹo và cửa đồ phù thủy.
Khu vực làm việc của họa sĩ thiết kế.
Mô hình các tòa lâu đài giấy sử dụng để thiết kế các lâu đài thật.
Lâu đài mô phỏng dùng để quay các cảnh quay miêu tả bên ngoài.
Bên trong cửa hàng đũa phép.
Ba tiếng đồng hồ ngắn ngủi so với số tiền bỏ ra nhưng bạn sẽ vẫn thấy rất xứng đáng khi được chứng kiến mọi thứ sống động, hệt như bạn đang được phiêu lưu trong một thế giới phép thuật kỳ bí cùng với các nhân vật trong phim.
Độc giả Ngọc Thảo
Phim trường Harry Potter nằm ở ngoại vi London, là nơi hãng Warner Bros đã đầu tư rất nhiều công sức và tiền của để xây dựng phục vụ cho hầu hết các cảnh quay trong 7 phần của bộ phim hoành tráng này. Sau khi thực hiện xong, phần lớn các phân cảnh, vật dụng dùng trong phim được bảo tồn, gìn giữ cẩn thận và hãng phim lại tiếp tục hái ra tiền với việc bán vé cho những fan cuồng nhiệt tác phẩm nổi tiếng của nhà văn J. Rowling vào tham quan.
Mỗi du khách chỉ có khoảng 3 tiếng để đi thăm thú hết các khu vực, nhưng phải lặn lội từ rất xa nếu đi từ trung tâm London bằng nhiều phương tiện công cộng. Khó khăn là vậy, giá vé cũng khá cao và phải đặt mua trên mạng từ rất sớm, vì sức hút từ những nhân vật Harry, Ron, Hermione... vẫn đủ lôi kéo dòng người lũ lượt từ khắp mọi nơi đến thăm phim trường, nhất là vào những dịp cuối tuần.
Xe trung chuyển du khách từ trạm xe lửa Euston đến phim trường.
Áo chùng và khăn choàng của nhà Slytherin.
Hội trường lớn và trang phục của các nhân vật trong phim.
Hướng dẫn viên thuyết minh về quá trình quay phim cũng như việc sử dụng các đạo cụ.
Phân cảnh và trang phục của gia đình nhà Weasley.
Các bức tranh như miêu tả trong truyện và phim là sẽ chuyển động.
Chiếc xe bay của chú Rubeus Hagrid.
Cầu thang có thể xoay qua xoay lại giữa các tầng phức tạp như mắc cửi trong các kí túc xá.
Trang phục thi đấu Quidditch.
“Knight Bus" - Xe buýt 3 tầng màu hoạt động với tốc độ rất nhanh nhằm giúp cho những người bị kẹt của cộng đồng phù thủy thông qua các phương tiện công cộng.
Bia bơ.
Buckbeak - Người bạn trung thành của Harry Potter, luôn bảo vệ cậu những lúc nguy hiểm.
Những lối đi nhỏ hẹp trong các con phố của thế giới phù thủy, nơi hai bên đường là những cửa hàng đầy màu sắc bắt mắt.
Lối vào cửa hàng kẹo và cửa đồ phù thủy.
Khu vực làm việc của họa sĩ thiết kế.
Mô hình các tòa lâu đài giấy sử dụng để thiết kế các lâu đài thật.
Lâu đài mô phỏng dùng để quay các cảnh quay miêu tả bên ngoài.
Bên trong cửa hàng đũa phép.
Ba tiếng đồng hồ ngắn ngủi so với số tiền bỏ ra nhưng bạn sẽ vẫn thấy rất xứng đáng khi được chứng kiến mọi thứ sống động, hệt như bạn đang được phiêu lưu trong một thế giới phép thuật kỳ bí cùng với các nhân vật trong phim.
Độc giả Ngọc Thảo
No comments:
Post a Comment