Baikal là hồ nước sâu nhất thế giới, có chất lượng nước trong sạch như nước cất.
Được coi là di sản thiên nhiên thế giới, hồ Baikal hay Biển Hồ thiêng, nằm ở phía Nam Siberi, thuộc Nga. Hồ nước này được hình thành từ cách đây khoảng 25 - 30 triệu năm nên được mệnh danh là hồ nước ngọt có tuổi thọ lớn nhất thế giới.
Với độ sâu 1.642m, Baikal được coi là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới, đồng thời là hồ có trữ lượng nước ngọt lớn nhất thế giới, chiếm xấp xỉ 20% trữ lượng nước ngọt trên trái đất. Theo tính toán, nếu cả thế giới cạn kiệt nước, hồ Baikal đủ cung cấp cho cả nhân loại dùng trong vòng 40 năm.
Có khá nhiều truyền thuyết kể về hồ Baikal. Chuyện phổ biến nhất kể rằng: Ông Baikal có 300 cô con gái (thực ra hồ Baikal có tất cả 336 nhánh), nhưng nàng Angara xinh đẹp và ngang bướng lại được ông yêu quý nhất. Để con gái yêu không gặp tai họa, ông đã nhốt cô trong một tòa tháp cao.
Những bức tường kiên cố không giữ nổi Angara, cô trốn ra ngoài để đến với người yêu Yenisey. Nhưng số phận không cho họ được gặp nhau - ông bố nổi giận, nguyền rủa Angara và ném theo người con gái bỏ trốn một mảnh núi vỡ, chắn đường không cho cô đến với Yenisey.
Angara van nài, cầu xin sự tha thứ của cha và xin một giọt nước bởi cô đang khát khô họng. Nhưng Baikal tức giận và trả lời chỉ có thể cho cô giọt nước mắt của mình...
Câu chuyện tình tuyệt vời đó đã được người xưa nghĩ ra để giải thích vì sao có hơn 300 nhánh sông đổ vào hồ Baikal, tuy nhiên chỉ có duy nhất sông Angara đưa nước ra khỏi hồ, đổ vào Bắc Băng Dương.
Thật không sai khi nhận xét rằng hồ Baikal như chiếc gương khổng lồ với làn nước màu xanh ngọc bích trong trẻo và sâu thẳm, soi bóng những núi đá hùng vĩ.
Một truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa, khi con người đặt chân đến đây, họ không thể tìm thấy nước. Họ tìm kiếm rất lâu, qua khắp các vùng lân cận, nỗi thất vọng và tức giận xâm chiếm lòng họ.
Bỗng trước mắt họ xuất hiện một người hành hương. Từ lòng thương cảm đối với con người, ông xé trái tim mình từ lồng ngực và ném xuống đất, quả tim của ông phá vỡ tầng đất dày và nước từ đó tuôn ra thành dòng xối xả. Dòng nước tinh khiết đến độ nếu ai từng uống sẽ không bao giờ quên được.
Làn nước trong vắt xanh thăm thẳm như chiếc gương soi khổng lồ của tự nhiên.
Trên thực tế, nước ở hồ Baikal vô địch về sự tinh khiết. Làn nước hồ trong suốt đến độ, bạn có thể thấy rõ những viên đá cuội hay sinh vật dưới lòng hồ ở độ sâu 40m.
Nước hồ Baikal sạch không chỉ vì độ trong của nó mà còn sạch ở thành phần. Theo các nhà nghiên cứu, nước hồ Baikal chứa rất ít muối khoáng, có nghĩa nó gần như là nước cất.
Bên cạnh đó, hồ Baikal còn sở hữu hệ động thực vật vô cùng phong phú. Với tính đa dạng sinh học không nơi nào sánh kịp, hồ Baikal là "ngôi nhà" của hơn 2.500 loài động thực vật, đa số là loài đặc hữu không thể tìm thấy ở những nơi khác trên thế giới.
Loài hải cẩu đặc biệt Nerpa Baikal, chỉ sinh sống ở hồ này.
Một số loài động vật quý hiếm nổi tiếng chẳng hạn như loài cá Golomianka độc đáo với thân trong suốt và không đẻ trứng mà đẻ ra cá con hay loài hải cẩu có tên gọi Nerpa Baikal. Được cho đã di chuyển đến đây từ Bắc Bắc Dương hơn 800.000 năm trước, những chú hải cẩu nhỏ da trơn này đã trở thành biểu tượng của vùng di sản thiên nhiên Baikal diệu kỳ.
Sự ô nhiễm và nạn săn trộm đã làm giảm phần lớn số lượng Nerpa. Hiện chỉ còn khoảng 60.000 con đang sinh sống trong hồ, giảm hơn 100.000 con so với vài năm trước.
Hầu hết du khách đến với hồ Baikal trong mùa hè nhưng nếu bạn yêu cái lạnh thì hãy thử một lần tới với Baikal trong mùa đông để chiêm ngưỡng những khối băng tuyết lạnh khổng lồ.
Tất cả nước ở hồ Baikal đóng băng đem lại cho du khách sự thích thú. Họ có thể cùng nhau tham gia các hoạt động như cắm trại, đạp xe, leo núi... trên mặt băng. Đây cũng là nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận cho các nhà điêu khắc, nhà nghệ thuật tạo nên những mô hình đẹp trên băng.
Được coi như chốn thiên đường nghỉ dưỡng, cảnh vật quanh hồ vẫn giữ được vẻ nguyên sơ, diệu kỳ, chính vì lẽ đó mà hồ Baikal được tổ chức UNESCO đã công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 1996. (Theo Màn ảnh sân khấu)
Tags: Du lich, Du lich Chau Au, Du lich My, Du lich Nhat Ban
Được coi là di sản thiên nhiên thế giới, hồ Baikal hay Biển Hồ thiêng, nằm ở phía Nam Siberi, thuộc Nga. Hồ nước này được hình thành từ cách đây khoảng 25 - 30 triệu năm nên được mệnh danh là hồ nước ngọt có tuổi thọ lớn nhất thế giới.
Với độ sâu 1.642m, Baikal được coi là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới, đồng thời là hồ có trữ lượng nước ngọt lớn nhất thế giới, chiếm xấp xỉ 20% trữ lượng nước ngọt trên trái đất. Theo tính toán, nếu cả thế giới cạn kiệt nước, hồ Baikal đủ cung cấp cho cả nhân loại dùng trong vòng 40 năm.
Có khá nhiều truyền thuyết kể về hồ Baikal. Chuyện phổ biến nhất kể rằng: Ông Baikal có 300 cô con gái (thực ra hồ Baikal có tất cả 336 nhánh), nhưng nàng Angara xinh đẹp và ngang bướng lại được ông yêu quý nhất. Để con gái yêu không gặp tai họa, ông đã nhốt cô trong một tòa tháp cao.
Những bức tường kiên cố không giữ nổi Angara, cô trốn ra ngoài để đến với người yêu Yenisey. Nhưng số phận không cho họ được gặp nhau - ông bố nổi giận, nguyền rủa Angara và ném theo người con gái bỏ trốn một mảnh núi vỡ, chắn đường không cho cô đến với Yenisey.
Angara van nài, cầu xin sự tha thứ của cha và xin một giọt nước bởi cô đang khát khô họng. Nhưng Baikal tức giận và trả lời chỉ có thể cho cô giọt nước mắt của mình...
Câu chuyện tình tuyệt vời đó đã được người xưa nghĩ ra để giải thích vì sao có hơn 300 nhánh sông đổ vào hồ Baikal, tuy nhiên chỉ có duy nhất sông Angara đưa nước ra khỏi hồ, đổ vào Bắc Băng Dương.
Thật không sai khi nhận xét rằng hồ Baikal như chiếc gương khổng lồ với làn nước màu xanh ngọc bích trong trẻo và sâu thẳm, soi bóng những núi đá hùng vĩ.
Một truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa, khi con người đặt chân đến đây, họ không thể tìm thấy nước. Họ tìm kiếm rất lâu, qua khắp các vùng lân cận, nỗi thất vọng và tức giận xâm chiếm lòng họ.
Bỗng trước mắt họ xuất hiện một người hành hương. Từ lòng thương cảm đối với con người, ông xé trái tim mình từ lồng ngực và ném xuống đất, quả tim của ông phá vỡ tầng đất dày và nước từ đó tuôn ra thành dòng xối xả. Dòng nước tinh khiết đến độ nếu ai từng uống sẽ không bao giờ quên được.
Làn nước trong vắt xanh thăm thẳm như chiếc gương soi khổng lồ của tự nhiên.
Trên thực tế, nước ở hồ Baikal vô địch về sự tinh khiết. Làn nước hồ trong suốt đến độ, bạn có thể thấy rõ những viên đá cuội hay sinh vật dưới lòng hồ ở độ sâu 40m.
Nước hồ Baikal sạch không chỉ vì độ trong của nó mà còn sạch ở thành phần. Theo các nhà nghiên cứu, nước hồ Baikal chứa rất ít muối khoáng, có nghĩa nó gần như là nước cất.
Bên cạnh đó, hồ Baikal còn sở hữu hệ động thực vật vô cùng phong phú. Với tính đa dạng sinh học không nơi nào sánh kịp, hồ Baikal là "ngôi nhà" của hơn 2.500 loài động thực vật, đa số là loài đặc hữu không thể tìm thấy ở những nơi khác trên thế giới.
Loài hải cẩu đặc biệt Nerpa Baikal, chỉ sinh sống ở hồ này.
Một số loài động vật quý hiếm nổi tiếng chẳng hạn như loài cá Golomianka độc đáo với thân trong suốt và không đẻ trứng mà đẻ ra cá con hay loài hải cẩu có tên gọi Nerpa Baikal. Được cho đã di chuyển đến đây từ Bắc Bắc Dương hơn 800.000 năm trước, những chú hải cẩu nhỏ da trơn này đã trở thành biểu tượng của vùng di sản thiên nhiên Baikal diệu kỳ.
Sự ô nhiễm và nạn săn trộm đã làm giảm phần lớn số lượng Nerpa. Hiện chỉ còn khoảng 60.000 con đang sinh sống trong hồ, giảm hơn 100.000 con so với vài năm trước.
Hầu hết du khách đến với hồ Baikal trong mùa hè nhưng nếu bạn yêu cái lạnh thì hãy thử một lần tới với Baikal trong mùa đông để chiêm ngưỡng những khối băng tuyết lạnh khổng lồ.
Tất cả nước ở hồ Baikal đóng băng đem lại cho du khách sự thích thú. Họ có thể cùng nhau tham gia các hoạt động như cắm trại, đạp xe, leo núi... trên mặt băng. Đây cũng là nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận cho các nhà điêu khắc, nhà nghệ thuật tạo nên những mô hình đẹp trên băng.
Được coi như chốn thiên đường nghỉ dưỡng, cảnh vật quanh hồ vẫn giữ được vẻ nguyên sơ, diệu kỳ, chính vì lẽ đó mà hồ Baikal được tổ chức UNESCO đã công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 1996. (Theo Màn ảnh sân khấu)
Tags: Du lich, Du lich Chau Au, Du lich My, Du lich Nhat Ban
No comments:
Post a Comment