Sáng 30/3 (tức 19/2 âm lịch), tại chùa Quán Thế Âm ở khu danh thắng Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), lễ hội Quán Thế Âm - một trong 15 lễ hội lớn nhất nước đã chính thức khai mạc bằng nghi lễ lớn nhất của lễ hội là lễ vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.
Khai mạc lễ hội Quán Thế Âm 2013 - Ảnh: HC
Đoàn rước Đức Quán Thế Âm Bồ Tát diễn ra với những nghi thức tôn giáo rất trọng thể trong sự thành kính của hàng ngàn tăng ni, phật tử và du khách thập phương đứng chật kín hai bên đường vào chùa Quán Thế Âm. Tuy số người đổ về tham dự lễ hội hết sức đông đảo nhưng khung cảnh chung vẫn rất nghiêm trang.
Xuất xứ từ một lễ vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát thuần tuý tôn giáo của đồng bào theo đạo Phật vào ngày 19/2 âm lịch hàng năm, đến năm 2000, lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn đã được xếp vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước, mang đậm nét văn hóa truyền thống cùng những nội dung phong phú thu hút nhiều tăng ni và đạo hữu phật tử trong cả nước và du khách thập phương đến chiêm bái, tham quan.
Lễ tế xuân cầu quốc thái dân an
Năm nay, lễ hội diễn ra trong 3 ngày (từ 28 đến 30/3) có sự đan xen, hòa quyện giữa phần lễ và phần hội với các hoạt động hội sôi nổi, hấp dẫn. Cũng như mọi năm, các nghi lễ Phật giáo truyền thống được tổ chức rất trang trọng như lễ rước ánh sáng, lễ khai kinh, lễ tế xuân cầu cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc và đặc biệt là lễ vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm vừa diễn ra sáng 30/3.
Lễ rước Đức Quán Thế Âm Bồ Tát...
Tuy không gian tổ chức lễ hội năm nay có phần bị thu hẹp do chùa Thạch Ngọc vẫn đang thi công nhưng phần hội cũng diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi như biễu diễn trống hội, múa trình tường, triển lãm tranh ảnh du lịch và thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, triển lãm thư pháp chủ đề “Nguyên Xuân”, hội hô hát bài Chòi, hội hoa đăng, hội đua thuyền truyền thống và các chương trình nghệ thuật đặc sắc..
Là nghi lễ được chờ đợi nhất tại lễ hội Quán Thế Âm
Trong chương trình lễ hội có nhiều sự kiện mới như tọa đàm giao lưu văn hóa các chùa ở miền Bắc và miền Trung, sự có mặt của tăng đoàn Nhật Bản lần đầu tiên đến tham gia lễ hội... Đặc biệt, tối 28/3, tại chùa Quán Thế Âm đã diễn ra lễ khai mở tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông nặng trên 2 tấn vừa được cung nghinh về Đà Nẵng để đồng bào Phật tử và du khách gần xa chiêm ngưỡng.
Tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông đang được đặt tại chùa Quán Thế Âm...
Đây được đánh giá là bức tượng Phật hoàng bằng ngọc bích lớn nhất Việt Nam, lấy theo nguyên mẫu tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông đang thờ tại Yên Tử. Tượng được khởi công ở chùa Vĩnh Nghiêm (TP.HCM) giữa năm 2011, đến tháng 12 thì bức tượng hoàn thành và được đưa về an vị tại huyện Long Thành (Đồng Nai). Để có nguyên liệu chế tác bức tượng này, khối ngọc bích nặng hơn 4,5 tấn đã được nhập về từ Canada, cụ thể là từ vùng mỏ ngọc đã chế tác ra bức tượng Phật Hòa Bình Thế Giới. Các nghệ nhân đã tạc khối ngọc bích thành bức tượng Phật ngồi cao khoảng 1,6m, khuôn mặt được dát vàng.
cho các tăng ni, phật tử chiêm bái, dâng hương
Theo Thượng tọa Thích Huệ Vinh, trụ trì chùa Quán Thế Âm, ngọc tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông là “một bức tượng thuần Việt, mang hồn Việt, cốt cách con người Việt, tỏa ra hào khí của một vị vua anh minh, lòng từ bi của ông Tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử”. Sự xuất hiện tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông đã thôi thúc mọi người khắp nơi tìm về lễ hội, hòa mình trong cảm giác bình an, đậm nét truyền thống dân tộc để được khai mở tâm linh vì một thế giới hòa bình, quốc thái dân an, gia quyến hạnh phúc.
Ông Lê Hoàng Đức, Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn cho hay, nhằm hướng đến một lễ hội văn minh, Ban tổ chức đặc biệt chú trọng tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiên quyết xử lý các trường hợp bán hàng, giữ xe chặt chém du khách, các trường hợp bán hàng rong, ăn xin trá hình, nạn bán chim, cá phóng sinh, đốt vàng mã, các trường hợp lợi dụng lễ hội để thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan, truyền đạo trái phép... Qua đó tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách khi hành hương về với lễ hội, về với Ngũ Hành Sơn sơn thủy hữu tình.
HẢI CHÂU Tags: Du lich Campuchia, Du lich Malaysia, Du lich Nha Trang, Du lich
Khai mạc lễ hội Quán Thế Âm 2013 - Ảnh: HC
Đoàn rước Đức Quán Thế Âm Bồ Tát diễn ra với những nghi thức tôn giáo rất trọng thể trong sự thành kính của hàng ngàn tăng ni, phật tử và du khách thập phương đứng chật kín hai bên đường vào chùa Quán Thế Âm. Tuy số người đổ về tham dự lễ hội hết sức đông đảo nhưng khung cảnh chung vẫn rất nghiêm trang.
Xuất xứ từ một lễ vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát thuần tuý tôn giáo của đồng bào theo đạo Phật vào ngày 19/2 âm lịch hàng năm, đến năm 2000, lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn đã được xếp vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước, mang đậm nét văn hóa truyền thống cùng những nội dung phong phú thu hút nhiều tăng ni và đạo hữu phật tử trong cả nước và du khách thập phương đến chiêm bái, tham quan.
Lễ tế xuân cầu quốc thái dân an
Năm nay, lễ hội diễn ra trong 3 ngày (từ 28 đến 30/3) có sự đan xen, hòa quyện giữa phần lễ và phần hội với các hoạt động hội sôi nổi, hấp dẫn. Cũng như mọi năm, các nghi lễ Phật giáo truyền thống được tổ chức rất trang trọng như lễ rước ánh sáng, lễ khai kinh, lễ tế xuân cầu cho quốc thái dân an, chúng sinh an lạc và đặc biệt là lễ vía Đức Bồ Tát Quán Thế Âm vừa diễn ra sáng 30/3.
Lễ rước Đức Quán Thế Âm Bồ Tát...
Tuy không gian tổ chức lễ hội năm nay có phần bị thu hẹp do chùa Thạch Ngọc vẫn đang thi công nhưng phần hội cũng diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi như biễu diễn trống hội, múa trình tường, triển lãm tranh ảnh du lịch và thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, triển lãm thư pháp chủ đề “Nguyên Xuân”, hội hô hát bài Chòi, hội hoa đăng, hội đua thuyền truyền thống và các chương trình nghệ thuật đặc sắc..
Là nghi lễ được chờ đợi nhất tại lễ hội Quán Thế Âm
Trong chương trình lễ hội có nhiều sự kiện mới như tọa đàm giao lưu văn hóa các chùa ở miền Bắc và miền Trung, sự có mặt của tăng đoàn Nhật Bản lần đầu tiên đến tham gia lễ hội... Đặc biệt, tối 28/3, tại chùa Quán Thế Âm đã diễn ra lễ khai mở tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông nặng trên 2 tấn vừa được cung nghinh về Đà Nẵng để đồng bào Phật tử và du khách gần xa chiêm ngưỡng.
Tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông đang được đặt tại chùa Quán Thế Âm...
Đây được đánh giá là bức tượng Phật hoàng bằng ngọc bích lớn nhất Việt Nam, lấy theo nguyên mẫu tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông đang thờ tại Yên Tử. Tượng được khởi công ở chùa Vĩnh Nghiêm (TP.HCM) giữa năm 2011, đến tháng 12 thì bức tượng hoàn thành và được đưa về an vị tại huyện Long Thành (Đồng Nai). Để có nguyên liệu chế tác bức tượng này, khối ngọc bích nặng hơn 4,5 tấn đã được nhập về từ Canada, cụ thể là từ vùng mỏ ngọc đã chế tác ra bức tượng Phật Hòa Bình Thế Giới. Các nghệ nhân đã tạc khối ngọc bích thành bức tượng Phật ngồi cao khoảng 1,6m, khuôn mặt được dát vàng.
cho các tăng ni, phật tử chiêm bái, dâng hương
Theo Thượng tọa Thích Huệ Vinh, trụ trì chùa Quán Thế Âm, ngọc tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông là “một bức tượng thuần Việt, mang hồn Việt, cốt cách con người Việt, tỏa ra hào khí của một vị vua anh minh, lòng từ bi của ông Tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử”. Sự xuất hiện tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông đã thôi thúc mọi người khắp nơi tìm về lễ hội, hòa mình trong cảm giác bình an, đậm nét truyền thống dân tộc để được khai mở tâm linh vì một thế giới hòa bình, quốc thái dân an, gia quyến hạnh phúc.
Ông Lê Hoàng Đức, Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn cho hay, nhằm hướng đến một lễ hội văn minh, Ban tổ chức đặc biệt chú trọng tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiên quyết xử lý các trường hợp bán hàng, giữ xe chặt chém du khách, các trường hợp bán hàng rong, ăn xin trá hình, nạn bán chim, cá phóng sinh, đốt vàng mã, các trường hợp lợi dụng lễ hội để thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan, truyền đạo trái phép... Qua đó tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách khi hành hương về với lễ hội, về với Ngũ Hành Sơn sơn thủy hữu tình.
HẢI CHÂU Tags: Du lich Campuchia, Du lich Malaysia, Du lich Nha Trang, Du lich
No comments:
Post a Comment