Sunday, March 11, 2012

Sự sống sau trận đại địa chấn 11/3

Tóm tắt: 

(ICTPress) - Nhờ sự giúp đỡ to lớn từ bạn bè quốc tế, trong đó có Việt Nam, những người dân ở vùng Đông Bắc Nhật Bản đang cố gắng để vượt qua những khó khăn và nỗ lực để mang đến sự hồi phục cho vùng Đông Bắc Nhật Bản...

(ICTPress) - Cơn địa chuấn mạnh 9 độ richter xảy ra tại bờ biển Thái Bình Dương đã làm rung chuyển vùng Đông Bắc Nhật Bản vào thứ 6 ngày 11/3/2011.

Đây là trận động đất lớn thứ 4 thế giới trong hai thế kỷ 20 và 21 này đã gây nên trận sóng thần kinh hoàng cướp đi mạng sống của 15.854 người, làm bị thương 6.023 người và khiến 3.276 người bị mất tích, theo thống kê vào ngày 2/3/2012 của Cơ quan Cảnh sát quốc gia Nhật Bản.

Giáo sư Toru Takanarita, trường Đại học Sendai ngày 10/3 đã có cuộc trò chuyện tại Hà Nội nhân kỷ niệm 1 năm sau thảm họa. Ông cho biết nhờ sự giúp đỡ to lớn từ bạn bè quốc tế, trong đó có Việt Nam, những người dân ở vùng Đông Bắc Nhật Bản đang cố gắng để vượt qua những khó khăn và nỗ lực để mang đến sự hồi phục cho vùng Đông Bắc Nhật Bản một cách sớm nhất, dù công cuộc khôi phục vẫn đang được tiến hành.

Dưới đây là những hình ảnh từ CNN, Sina, Reuters… về vùng Đông Bắc Nhật Bản 1 năm sau trận đại địa chấn ngày 11/3.

Một bông hồng đỏ được đặt trước đại sứ quán Nhật Bản ngày 13/3/2011, ở Berlin tưởng niệm những nạn nhân của thảm họa
Hình ảnh từ tháp Tagajo ở tỉnh Miyagi ngày 11/3/2011 và 1 năm sau
Ông Seiki Sano, 81 tuổi, đứng ở cửa nhà mình ở Sendai, Nhật Bản. Căn nhà của ông đã bị phá hủy vào tháng 3/2011 trong trận đại địa chấn. Ngư dân này cũng đã mất cả hai cái thuyền đi biển. "Thật khó khăn để xây dựng lại. Tôi không muốn sống để lại nhìn thấy cảnh này".
Một học sinh Nhật Bản ở trong khu tập thể ở Minamisanriku, trước đây là một khách sạn hạng sang.
Fukushima vẫn là một thị trấn ma 1 năm sau thảm họa kép, làm rò rỉ phóng xạ.
Một nhiếp ảnh gia ở Tokyo Osakabe Yasuo gần đây đã đến Fukushima ở khu vực cấm và đã nhìn thấy những con vật, như con đà điều châu Phi này, đang dạo phố. Dường như ngày 11/3 vẫn còn đâu đó, Osakabe cho biết.
Ở Shichigahama, công việc dọn dẹp vẫn đang diễn ra.
Bức tượng này ở Miyagi là Jizo Bosatsu, một trong những môn đồ của Đức Phật, hướng trẻ em đã mất tới thiên đàng. Mọi người để lại những cầu nguyện ở bức tượng này hàng ngày.
Jeremy Doe, một giáo viên tiếng Anh bậc trung học sống ở thành phố Kitakami đã chụp bức ảnh hoa anh đào nở này để tượng trưng cho sự tái sinh. "Một năm sau chúng tôi vẫn đang vật lộn... nhưng chúng tôi vẫn đang tồn tại", ông cho biết.
Duy nhất còn lại một cây thông ở Rikuzentakata, quận Iwate. Đã có hơn 70.000 cây thông trước khi cơn sóng thần tàn khốc quét qua nơi đây nhưng vẫn còn 1 cái cây sống sót sau thảm họa.
Allan Cook, một người Anh sống ở Nhật, cho biết những tấm áp phích như thế này đã xuất hiện xung quanh thành phố Akihabara. “Lời "cám ơn" đơn giản như thế này lại tạo ra một tác động lớn và ý nghĩa", Allan Cook cho biết.

Bảo Ngọc

Ảnh: 
Chuyên mục chính: 
Chuyện dọc đường

Link to full article

No comments:

Post a Comment

Popular Posts