Tuesday, March 20, 2012

Phượt lên cổng trời

"Lên Hà Giang đi, Hà Giang mùa nào chẳng đẹp!"- Chị Lò Thị Mỷ, nguyên Bí thư Tỉnh đoàn Hà Giang oang oang cái giọng bên kia điện thoại nói một cách tự hào. "Đi thì đi! Lần này bọn em sẽ lên tận cổng trời".

< Đèo Mã Pí Lẻng.

Những cái ba lô thật khủng lại được chúng tôi vác lên vai cho cuộc hành trình gần 500 cây số từ Hà Nội đi lên đến cái nơi giao nhau giữa trời và đất ấy. Cái nơi mà người Mông đời đời truyền nhau câu nói "Thấy nhau trong tầm mắt, gặp nhau mất nửa ngày" hay "đất không ba bước bằng, trời không ba ngày nắng".

< Lên đường!

Muốn đi từ Hà Giang lên cổng trời (huyện Lũng Cú) phải đi qua huyện Quản Bạ với quãng đường gần 150 km. "Đường Tây Bắc đã không đi thì thôi còn nếu đi  thì phải xem lại bóng đèn.

Trên này sương mù quanh năm lúc nào cũng phủ kín những con đường taluy dựng vách thành" - ông chủ nhà trọ ở thị trấn Quản Bạ cẩn thận dặn dò cả nhóm và còn tốt bụng gói cho mấy gói xôi nếp nương lót dạ nếu chưa tìm được quán xá.

Câu dặn dò của ông quả không thừa. Gần 10 g sáng, nếu như ở TP Hà Giang, mặt trời đã lên lưng chừng núi nhưng đến đầu Đồng Văn chỉ thấy mờ mờ trăng trắng mịt mù những sương bao quanh những chỏm núi.

Đến được Đồng Văn rồi, tất cả như ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hùng vĩ của công viên địa chất cao nguyên đá, mơ mộng với dải lụa lưng chừng trời của sông Nho Quế, mê đắm với nụ cười thiếu nữ người Mông, say sưa với nồi thắng cố sôi sùng sục giữa chợ Đồng Văn, đầy dấu ấn kiến trúc - lịch sử với ngôi nhà họ Vương và nhất là tự hào với lá cờ tổ quốc trên đỉnh Lũng Cú phần phật trong gió giữ biên cương.


Người ta nói rằng nếu chưa lên Lũng Cú thì coi như chưa đến Đồng Văn, bởi Lũng Cú là "nóc nhà của Việt Nam" nơi mà "cúi mặt sát đất, ngẩng mặt đụng trời". Cột ờ Lũng Cú ở độ cao 1.700 m so với mực nước biển lúc nào cũng tung bay trong gió biên cương

Từ Yên Minh lên Đồng Văn có thể theo 2 hướng, đi thẳng hoặc rẽ phải sang Mèo Vạc, qua đèo Mã Pì Lèng lên Đồng Văn, xa hơn khoảng 30km .Đèo Mã Pí Lèng có người cho là Mỏm đầu ngựa, do con đèo giống hình đầu con ngựa, có người lại giải thích là Nắm đuôi ngựa, bởi vì đèo rất dốc phải nắm đuôi ngựa mới đi được.


< Ngôi nhà của vua Mông -Vương Chí Sình. Vẻ đẹp của kiến trúc người Mông.

Mã Pì Lèng như con rắn trườn mình qua không biết bao dốc quanh, khi ẩn khi hiện giữa trùng trùng điệp điệp núi đá. Suốt đèo, với nhiều khúc cua tay áo liên tục, một bên vách đá dựng đứng cao chót vót, một bên vực sâu thăm thẳm, hun hút, ngước mắt lên ngỡ chạm trời xanh, nhìn xuống là cả ngàn thước.

Đến đầu Đồng Văn, vẻ đẹp của những dãy núi trong buổi sớm hiện lên rõ nét. Người ta không nhận ra được đó là sương mù hay khói tỏa trong các bếp lửa người Mông nấu cơm sáng.

Trên sườn những ngọn núi, hình ảnh hững ngôi nhà người Mông có cổng đá được nhiều khách dừng lại chụp ảnh nhiều nhất. Có ai đó nói thiếu nữ Mông "chín"  sớm hơn so với thiếu nữ miền xuôi là chưa đủ. Thiếu nữ người Mông rất đẹp với nụ cười rạng rỡ nữa.

< Nếm thử hương vị mèn mén.

Đến Hà Giang, không thử mèn mén (ngô say), nếm cái vị cay nồng của rượu ngô với nồi thắng cố sôi sùng sục thì chưa phải đến Hà Giang.

Du lịch, GO! - Theo Dulich Datviet

Link to full article

No comments:

Post a Comment

Popular Posts