(Tiếp theo)
Cây đa hiện ra trước mắt bọn mình, sừng sững hiên ngang với những tán lá xum xuê, chằng chịt. Cây cao khoảng 20m với nhiều rễ cọc nhánh mọc ra từ tán lá hướng xuống đất khoảng 12m gồm 9 rễ lớn như một thân cây. Có bộ rễ với chu vi lên đến cả mét, tán lá phía trên che phủ cả một vùng rộng lớn. Chả biết hình thể cây có con người tác động đến không như thế dáng của cây thiêng, nhìn thấy là 'phê' liền.
< Bọn mình đốt thời gian tại đây cần cả giờ nhưng vẫn chưa thỏa. Có nhiều ghế đá nằm chênh vênh gần đó: ngồi ngắm cảnh, nghe tiếng chim hót trong làn không khí mát rười rượi, thật thú vị.
Một thời gian trước, có báo nào đó đã lên tiếng báo động về nạn xã rác bừa bãi, nạn khắc tên linh tinh lên cụ cây nên bây giờ người ta đã đặt bảng cấm tại đây kèm theo vài thùng rác.
< Những con chữ khắc trên thân cây như một vết thương lòng và sẽ không bao giờ tẩy xóa được cho dù thời gian trôi qua một trăm hay một ngàn năm nữa. Và cháu chít chúng ta sau này sẽ nói: ngày xưa ông bà cố đã làm như thế đấy...
Tuy nhiên chốn vắng người, theo hay không theo bảng cấm là do ý thức của từng chúng ta mà thôi. Bọn mình rất mong rằng nơi đây sẽ mãi xanh, không có thêm những từ ngữ mới khắc trên thân của cụ cây đã sống vượt qua biết bao thế kỷ.
< Rời cây đa cổ thụ, bọn mình tiếp tục theo con đường cũ và... hết đường. Vậy là trở lại thôi, đến ngã 3 đã qua và khám phá nhánh còn lại.
Nhắc lại về hai ngõ đường lên núi, do cả hai ngã đường lên núi này đều có đèn đường, nhất là ngõ từ Yết Kiêu (đoạn đầu thôi, đoạn ngoằn ngoèo sau thì không có) nên buổi tối: nếu bạn đứng trên đường Nguyễn Tất Thành ven vịnh Đà Nẵng hay nơi cao hơn nữa, ví dụ như Cầu Thuận Phước, các hotel ven vịnh... thì chắc chắn bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy con đường LÊN TRỜI.
< Các dốc đứng như ảnh bên thì vô số! Chiếc Win100 của mình mạnh nhưng liên tục phải trả số, có khi vào số 1 để máy gầm rú, bò dần lên...
< Đến ngã 3 khi nãy, bọn mình theo nhánh mà 'ông bà Tây' đã đi. Sau một đoạn vài cây số thì lại gặp một ngã 3 khác. Bạn có đi thì đừng ngại lạc vì các ngã rẽ thường có bảng chỉ dẫn, nếu không thì cũng có hướng dẫn bằng sơn vẽ trên nền đường xi măng.
Tại ngã 3 này, phía trái ghi 'Khu vực cấm', phải là đường ra hải đăng và khu bảo tồn, vậy thì rẽ phải.
< Từ lưng chừng đỉnh Sơn Trà nhìn xuống ngắm cảnh biển trời bao la, chợt thấy đất nước mình thân yêu và đẹp quá...
Thật vậy đấy: trong bóng đêm, giữa những hàng đèn đường nằm ngang - bất chợt bạn sẽ sửng sốt khi nhận ra một hàng đèn đường rời đường ngang mặt đất như mọi ngọn đèn khác rồi... cứ phăng phăng tiến bước lên cao, cao mãi cho đến khi mất hút vào bóng đêm.
< Ngoài hai ông bà Tây mà bọn mình đã gặp khi nãy thì suốt đoạn quanh co trong những nhánh rẽ liên miên này, bọn mình chẳng gặp ai cả. Nếu tính đúng tính đủ thì bọn mình có gặp vài chú khỉ chạy băng ngang đường, bọn chúng nhanh quá nên chụp ảnh cũng không kịp.
Đó chính là con đường lên núi phía Tây, nhìn đẹp và 'đã' không thể tả... Dân Sài Thành pó tay, không thể có được 'món' này.
< Lại đổ dốc, con dốc hun hút, ngoằn ngoèo khiến mình rà cả 2 thắng liên tục, chỉ lo là có xe phía dưới chạy lên...
Hão, chả có ai cả - hai mình với một khung cảnh núi trời mênh mông!
< Cuối đoạn thì mình gặp cái cổng này...
Vừa là 'Thủy Trang Trà', vừa có bảng 'Khu sản xuất', cả bảng 'Khu tăng gia tập trung Bảo vệ rừng'! Sao lắm chức năng thế? Vào một đoạn không có ai nên bèn trở ra.
< Cạnh đó là con đường đất có bảng 'Không phận sự cấm vào'. Có lẽ cấm hơi thừa vì đang thi công dang dở, vả lại dốc chúi nhũi, người không quen chắc phải lạnh sống lưng.
< Loanh quanh một hồi rồi lại ngược xe trở ra. Vài đoạn người ta đã ban thêm nền đường mé trong giúp lối đi rộng hơn một tý.
Bạn có thể xem bảng đồ trực tuyến khu vực này tại đây.
< Bất chợt nhận ra một lối nhỏ phía trái, lối với con dốc mà khó có thể diễn tả nổi vì nó chúi nhủi, chả khác gì đường xuống âm ty. Đây chính là lối xuống đèn biển Tiên Sa.
Mình bỏ xe rồi làn tàng đi bộ xuống một đoạn rồi dừng lại vì 2 chú chó nhào ra sủa inh ỏi rồi ... nhào lên.
Tía ơi, khách phượt mà - không phải đạo chích, xin đừng cạp nhé. Mình muốn chắc ăn nên nhanh chân zọt lên vậy, he he...
< Trở ra, lại những đoạn cua liền cua, dốc liền dốc...
.
Vài thông số đèn biển Tiên Sa (Đà Nẵng):
Vị trí: Nằm ở mũi phía Đông bán đảo Sơn Trà thuộc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
Toạ độ: Vĩ độ : 16o 08' 15" N - Kinh độ : 108o 19' 36" E
Tác dụng: Báo vị trí bán đảo Sơn Trà. Đèn độc lập, giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Quảng Nam- Đà Nẵng định hướng và định vị.
Năm đưa vào hoạt động: 1902.
1. Đặc điểm nhận biết ban ngày:
- Hình dạng : Tháp đèn hình trụ.
- Màu sắc : Tháp đèn màu vàng nhạt.
- Kích thước cơ bản :
- Chiều cao toàn bộ : 160,0m (tính đến "số 0 hải đồ")
- Chiều cao tâm sáng : 158,5m (tính đến "số 0 hải đồ")
- Chiều cao công trình : 9,0m (tính đến nền móng công trình)
- Chiều rộng trung bình : 5,0m (đối với tháp đèn)
- Tầm nhìn địa lý : 31 hải lý với chiều cao mắt người quan sát bằng 5 m.
< Nhìn xa xa thấy đoạn đường đã vào chạy ven núi. Lúc này đã là 1h10, vẫn chưa ăn trưa nhưng mình no mắt nên quên đói.
2. Đặc tính ánh sáng ban đêm:
- ánh sáng trắng, chớp nhóm (2) chu kỳ 10 giây - Ch.Tr.Nh(2).10s
- Phạm vi chiếu sáng : 206o (2990- 1450)
- Tầm hiệu lực ánh sáng : 23 hải lý với hệ số truyền quang của khí quyển t = 0,8.
< Đến ngã 4 có cổng vào KDL Sinh thái Biển Bắc Sơn Trà, mình rẽ hướng đối diện để lên đỉnh Bàn Cờ (Hi, tham khảo trước hết rồi), một đoạn lại gặp ngã 3: rẽ phải là cổng 2 của KDL đang xây dựng, trái là lên đỉnh. Bọn mình rẽ trái, trả về số 1 vào chạy lên... và xém chút nữa thì tiêu tùng.
< Leo dốc được tới khúc này thì bổng nhiên chiếc Win lựng khựng và... tắt máy! Thắng cả trước lẫn sau nhưng mặt đường khúc này do các công trinh đang thi công nên vương đầy cát và đá lụn vụn nên chiếc xe cứ lạo xạo tuột lui dần!
< May là do không vướng hành trang phía sau nên bà xã thót xuống rồi gắng sức chống lại đến tuột cà dép - ẻm Win đừng lại, hú hồn, hê hê...
Tuy nhiên, mình có một điều nhắn nhủ trước với bạn là những con dốc tại đây cao khiếp lắm đó nghen - Nếu cứ so theo những dốc 'quái' ở Bình Lập trong chuyến Bình Tiên bọn mình đã đi thì ở đây chắc phải gọi là 'siêu quái' mất do nó quá dốc và quá dài, lại dốc và cua liên miên.
< Từ lưng dốc nhìn xuống KDL, biển Bắc Sơn Trà phía xa xa đã "được" nơi này chiếm giữ.
Những dốc tại đây có độ nghiêng mà mình cho rằng không kém 15°, dài pà kố - cua lung tung... không phải ở số 'mấy cái' mà là 'mấy chục'.
< Cuối cùng mình đành thả dốc xuống dưới, đỉnh Bàn Cờ sẽ dành cho ngày hôm sau và đi ngõ Yết Kiêu. Dưới dốc rồi, đạp máy vẫn nổ bình thường, vậy sao hồi nãy nó lại lựng khựng khiến bọn mình 'thập tử nhất sinh' nhỉ?
Ở cả 2 đoạn khởi đầu thì toàn là đường nhựa 2 làn xe nhưng vao sâu thì chỉ còn 1 làn hoặc ít hơn, tráng xi măng nhưng không hề có rào bảo hiểm trong khi đa phần các con đường hay khúc quanh thì một bên là núi, bên kia vực sâu...
< Do máy vẫn nổ đều nên cứ chạy về vậy. Giấc chiều lơn tơn ra bãi biển rồi vác xế chạy vòng vòng, trước khi lên cầu Thuận Phước thì xe lại lựng khựng: mình biết là xế hết xăng, bật reset vậy!
Rõ rồi: khi leo dốc quá cao, mực xăng nghiêng nhiều nên không xuống khiến xe tắt máy.
Vì vậy nên xem lại thắng trước - sau (cả hai thắng nha, một thắng không si nhê gì), xem đèn xe (để nếu về quá trễ thì còn thấy đường) và quan trọng không kém là mức xăng (bọn mình xém tiêu tùng vì mức xăng thấp).
< Một con dốc 'quái' phía bên phải đường dẫn lên ngôi nhà nho nhỏ...
Bạn thử nghĩ xem: đang trả số để trèo một con dốc cao thì xe lựng khựng rồi tắt máy vì xăng đến mức reset (hay tệ hơn là hết) thì sẽ rất nguy hiểm. Do bạn leo dốc nên phải trả số, ga cao: bình xăng con rất mau cạn trong khi dốc rất dài, bình xăng chính gặp độ nghiêng nhiều nên mực xăng thấp sẽ không xuống được > cuối cùng là lựng khựng và tắt máy. Nếu không khéo xử lý thì cả người và xe sẽ tuột ngược hoặc đổ kềng ra ngay. Té thì chả ngại nhưng tuột vực thì toi mất!
Tuy nhiên chính những đoạn đường như thế này mới làm 'mê hoặc' bọn phượt chúng mình: trẻ có sức khỏe, còn sồn như bọn mình thì cẩn thận muột chút rồi cũng qua hết! Gút lại: trong hai ngày ở Đà Nẵng, cả 2 đường lên và mọi ngóc ngách trên đỉnh Sơn Trà bọn mình đều đi sất - thậm chí còn sơi tái cả đèo Hải Vân và biển Lăng Cô, thỏa chí phiêu bồng!
Sự cố hôm nay làm mình băng khoăng: Mới đổ 3L lúc rời bến xe (đây là trạm xăng tư nhân, gần ngã 3 Huế) - Cho rằng reset 1L thì còn 2L, hai lít này làm gì hết trong khi bọn mình chỉ chạy loanh quanh trên phần Đông núi Sơn Trà, chạy lòng vòng khu vực mé biển... trong khi xế quen thuộc của mình lại ít hao, chả lẽ do đong thiếu à? Mình mong rằng không phải vậy.
Tối chạy ngang cây xăng Total đổ 3L, Hôm sau ghé Petrolimex gần KS tống cho đầy bình 7 lít, tha hồ vi vu.
Còn tiếp
Điền Gia Dũng -
Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8 - Phần 9 - Phần 10 - Phần 11 - Phần 12 - Phần 13...
Du lịch, GO!
Link to full article
Tin tức mới nhất về các danh lam thắng cảnh, những địa điểm du lịch trong nước và quốc tế , những tour du lịch hấp dẫn.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Popular Posts
-
(Tiếp theo) G iữa núi rừng bao la, bất chợt một khoảng không gian rộng lớn mở ra trước mắt bọn mình. Qua một vòng cua cong cong là những căn...
-
(Tiếp theo) G iữa núi rừng bao la, bất chợt một khoảng không gian rộng lớn mở ra trước mắt bọn mình. Qua một vòng cua cong cong là những căn...
-
D u lịch Cửa Lò trong cái nắng trải dài bãi biển chúng ta có dịp đến Nghệ An để thưởng thức rất nhiều món hải sản hấp dẫn, mang đặc trưng củ...
-
Tóm tắt: (ICTPress) - Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân giới thiệu Đại đức Thích Ngộ Thành là công...
-
Một thoáng Sapa Photo Phương Bùi Bạn sẽ trải qua đoạn đường đèo quanh co uốn lượn trước khi đến với Sapa Nhà thờ Sapa, khu vực tập trung chí...
-
T heo quốc lộ 28 khoảng 45km về hướng Đông Nam đi Lâm Đồng, thuộc xã Đăk P’lao và xã Đăk Som, huyện Đăk Glong, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng ...
-
Tọa lạc ngay lối vào làng resort Mũi Né, resort The Cliff 4 sao với kiến trúc rất hiện đại, tinh tế là một trong những lựa chọn lý tưởng của...
-
Kỳ công làm nương trên ruộng đá ở Hà Giang Photo Mộng Hồng
No comments:
Post a Comment