Nằm trên địa bàn huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, Vườn Quốc gia (VQG) Bù Gia Mập không chỉ là nơi bảo tồn các nguồn sinh quyển ở Đông Nam Bộ mà từ đây còn có thể tìm hiểu văn hóa dân tộc bản địa của người S’tiêng, M'Nông cũng như khám phá những tiềm năng du lịch sinh thái độc đáo.
< VQG Bù Gia Mập là một trong hai VQG của Việt Nam nằm trong vùng sinh thái rừng khô của trung tâm Đông Dương, thuộc hành lang ưu tiên bảo tồn của Tiểu vùng Mekong.
VQG Bù Gia Mập có tổng diện tích 26.032ha, trong đó diện tích vùng đệm là 15.200ha nằm trên 3 xã: xã Bù Gia Mập, xã Đắk Ơ (tỉnh Bình Phước) và xã Quảng Trực (tỉnh Đắk Nông). VQG thuộc vùng đất thấp của Nam Tây Nguyên với hệ thống sông suối gồm các dòng Ðắk Huýt chảy dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia, Ðắk Sa, Ðắk Ka và suối Ðắk K'me.
< Thác Lưu Ly trong VQG Bù Gia Mập.
VQG Bù Gia Mập là nơi có chức năng bảo tồn các loài động vật, thực vật hoang dã và nguồn dược liệu quý hiếm... để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và phát triển dịch vụ du lịch sinh thái.
< Rừng lồ ô xen cây gỗ là một hệ sinh thái đặc trưng của VQG Bù Gia Mập.
Ngoài ra, VQG Bù Gia Mập còn là rừng phòng hộ đầu nguồn đảm bảo nguồn nước cho những hồ chứa của thủy điện Sork Phu Miêng, Cần Đơn, Thác Mơ.
< Đồng bào dân tộc S'tiêng sinh sống ở VQG Bù Gia Mập.
Hiện tại, VQG Bù Gia Mập có 724 loài thực vật nằm trong 326 chi, 109 họ, 70 bộ thuộc 6 ngành thực vật khác nhau. Ðặc biệt, nơi đây còn mang đậm nét của rừng nguyên sinh với nhiều loài cây thuộc họ dầu và cây gỗ quý hiếm như cẩm lai, gõ đỏ, mun, lát hoa, gỗ mật, thạch tùng, giáng hương, trắc và hàng trăm giống cây dùng làm thuốc.
< Chim hồng hoàng, một loài chim quý thường sinh sống sâu trong rừng VQG Bù Gia Mập.
Bên cạnh đó, đây còn là nơi cư trú của các loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam như gấu chó, báo gấm, sói lửa, bò tót, bò rừng, gà tiền mặt đỏ, gấu ngựa, voi, chà và chân đen... Do còn mang đậm nét hoang sơ của rừng nguyên sinh với rừng dầu rụng lá theo mùa, rừng lồ ô xen cây gỗ, nên VQG Bù Gia Mập là nơi cư trú lí tưởng của nhiều loại động vật thuộc bộ linh trưởng như khỉ đuôi lợn, khỉ mặt đỏ, khỉ vàng, voọc ngũ sắc, voọc xám...
< Con đường phục vụ tuần tra và khám phá trong rừng nguyên sinh VQG Bù Gia Mập.
Theo kết quả nghiên cứu gần đây, VQG Bù Gia Mập là một trong hai VQG của Việt Nam (VQG Yok Don) nằm trong Vùng sinh thái Rừng Khô trung tâm Đông Dương của hạ lưu sông Mekong và thuộc hành lang ưu tiên bảo tồn của Tiểu vùng Mekong.
Thực tế thì Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bù Gia Mập đã được chuyển hạng thành VQG theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ từ 27/11/2002. Vừa qua, tại thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, đã diễn ra hội thảo bảo tồn đa dạng sinh học VQG Bù Gia Mập và khu vực giáp ranh tỉnh Đắc Nông.
< Bữa cơm đơn giản và thân mật của đồng bào dân tộc S'tiêng và cán bộ kiểm lâm trong một chuyến đi kiểm tra rừng.
Các chuyên gia thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới cho biết, VQG Bù Gia Mập hứa hẹn sẽ là một trung tâm đa dạng sinh học của Khu vực và trên thế giới, bởi nó nằm ở vùng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên xuống vùng đồng bằng Đông Nam Bộ.
< Đội kiểm lâm VQG Bù Gia Mập tuần tra bảo vệ rừng.
Vì thế, đa dạng sinh học nơi đây vừa mang tính đặc trưng của khu vưc Tây Nguyên, vừa mang tính đặc trưng của miền Đông Nam Bộ. Cho nên, nơi đây có thể có nhiều loài mới nếu được nghiên cứu kĩ lưỡng. Vì vậy, rất cần một chính sách hợp lí để hài hòa giữa nhu cầu sử dụng tài nguyên trong cộng đồng bản địa và việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Ông Kiều Đình Tháp, Giám đốc Trung tâm Giáo dục và Dịch vụ Môi trường Rừng - VQG Bù Gia Mập cho biết, Trung tâm đã triển khai kế hoạch tuyên truyền giáo dục thông qua việc phối hợp với các bà con dân tộc quanh vùng cùng chung tay bảo vệ, quản lí nguồn tài nguyên, sinh thái rừng. Điều này sẽ góp phần gìn giữ và phát triển văn hóa bản địa kết hợp với du lịch sinh thái tại cộng đồng vùng đệm VQG Bù Gia Mập, một phần giải quyết được việc làm cho lao động tại chỗ.
< Một tháp canh rừng của VQG Bù Gia Mập.
Hiện nay, với trên 20 dòng suối, thác nước lớn nhỏ chạy quanh vườn như thác Đăk Mai, thác Sông Bé, thác Lưu Ly và nhiều hang động như hang Nai, hang Dơi… VQG Bù Gia Mập đang là một địa chỉ du lịch sinh thái rất hấp dẫn cho những du khách thích thể thao mạo hiểm và khám phá thiên nhiên hoang dã. Ngoài giá trị cảnh quan, sinh thái, VQG Bù Gia Mập còn là khu di tích lịch sử quan trọng về thời kì kháng chiến chống Mỹ, bởi chính tại nơi đây, địa danh Bù Gia Mập đã đi vào lịch sử với nhiều trận đánh ác liệt của quân và dân miền Ðông Nam Bộ.
Dạo chơi giữa những tán rừng nguyên sinh của VQG Bù Gia Mập, chúng tôi cảm nhận được không khí mát lạnh như đang tỏa ra từ những cành cây, ngọn lá. Thoảng đâu đó trong khu rừng, tiếng một chú khướu cất lên lảnh lót làm vang động cả núi rừng yên tĩnh… Đó là một cảm giác rất thú vị dành riêng cho mỗi du khách khi đến với VQG Bù Gia Mập vào những ngày hè này.
Du lịch, GO! - Theo Bưu điện VN
Link to full article
Tin tức mới nhất về các danh lam thắng cảnh, những địa điểm du lịch trong nước và quốc tế , những tour du lịch hấp dẫn.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Popular Posts
-
(Tiếp theo) G iữa núi rừng bao la, bất chợt một khoảng không gian rộng lớn mở ra trước mắt bọn mình. Qua một vòng cua cong cong là những căn...
-
(Tiếp theo) G iữa núi rừng bao la, bất chợt một khoảng không gian rộng lớn mở ra trước mắt bọn mình. Qua một vòng cua cong cong là những căn...
-
D u lịch Cửa Lò trong cái nắng trải dài bãi biển chúng ta có dịp đến Nghệ An để thưởng thức rất nhiều món hải sản hấp dẫn, mang đặc trưng củ...
-
Tóm tắt: (ICTPress) - Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân giới thiệu Đại đức Thích Ngộ Thành là công...
-
Một thoáng Sapa Photo Phương Bùi Bạn sẽ trải qua đoạn đường đèo quanh co uốn lượn trước khi đến với Sapa Nhà thờ Sapa, khu vực tập trung chí...
-
T heo quốc lộ 28 khoảng 45km về hướng Đông Nam đi Lâm Đồng, thuộc xã Đăk P’lao và xã Đăk Som, huyện Đăk Glong, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng ...
-
Tọa lạc ngay lối vào làng resort Mũi Né, resort The Cliff 4 sao với kiến trúc rất hiện đại, tinh tế là một trong những lựa chọn lý tưởng của...
-
Kỳ công làm nương trên ruộng đá ở Hà Giang Photo Mộng Hồng
No comments:
Post a Comment