Những cô gái ở Si Ma Cai |
Nhưng Sa Pa may mắn hơn, 100 năm trước nàng gặp được hoàng tử Tây (người Pháp) được chàng lấy làm hoàng hậu (Trở thành khu du lịch nổi tiếng) và trở nên rực rỡ được muôn người biết đến và ngưỡng mộ.
Si Ma Cai ngược lại kém may mắn vẫn thiếp ngủ trong rừng cấm, cheo leo, chênh vênh trên vùng núi đá hiểm trở. Si Ma Cai vẫn thiếp ngủ với những nét hoang sơ như tự thưở nào với những còn đường chỉ vừa bụng ngựa thồ. Vẫn bí ẩn chất chứa những huyền thoại từ mọi thứ quanh mình.
< Nàng "công chúa" Si Ma Cai.
Nhìn đâu đâu cũng thấy trùng trùng là đá. Đá 3 mặt nhà, nhà trên đá, lối vào lát đá... Mới đây vài năm thôi đường còn hẹp tới mức vách đá 2 bên nhẵn bụng ngựa thồ. Hàng tấn thuốc nổ mới vật được một chút đá mở một khúc đường.
Vậy mà cứ đến mùa khô thì người dân nơi đây ai ai cũng đi làm đường, để hôm nay có những cung đường quanh co tiến vào. Có những ngày cung đường đó mây núi đặc quánh lại tới mức cánh phụ xe phải nhảy xuống lấy áo khua cho loãng bớt mây trời xe mới bò lên được. Nếu run tay thì cũng tòm xuống vực ngay trong cái tầm nhìn chỉ…1m đó.
Nhưng sự không may mắn của nàng công chúa Si Ma Cai cũng có cái lợi. Ít ra giấc ngủ thiếp dài của nàng cũng không biến nàng thành bà hoàng nay đã hơn 100 tuổi như người chị em sinh đôi của mình (Sa Pa sau hơn 100 năm bị khai thác cho du lịch đã mất đi khá nhiều bản sắc hoang sơ).
Trong các chuyến xe lắc lư người ta vẫn còn được nghe nhiều câu chuyện huyền thoại về xứ này mà không hề nghe câu “no money, no photograph - Không cho tiền thì không được chụp ảnh” (Một câu tiếng Anh rất phổ biến từ mọi cô gái hay đứa trẻ dân tộc tại Sa Pa mỗi khi khách du lịch nâng máy ảnh chụp).
Si Ma Cai không hề kém cạnh vể vẻ đẹp, với những dãy bản mộc xếp hàng trên triền núi đá hùng vĩ, người ta nói dân Si Ma Cai có 7 tháng được đi an dưỡng (7 tháng thời tiết dịu mát).
Đỉnh núi cao nhất Si Ma Cai ở Quan Thần Sán 2,800m cũng chỉ kém người anh em nóc nhà Đông Dương ít nhiều.
< Chợ trâu, ngựa...
Bắc Hà là phiên chợ được tạp chí Serendib đánh giá hấp dẫn nhất trong 10 chợ Đông Nam Á vì “Mang đậm nét dân tộc của cộng đồng người dân tộc vùng cao Tây Bắc Việt Nam”. Phiên chợ Bắc Hà họp duy nhất ngày chủ nhật từng dẫn bước ông hoàng Sihanouk ghé thăm nay vẫn giữ nguyên bản sắc.
Những tà váy thổ cẩm lanh rực rỡ thực tế phải làm hàng tháng ròng mới xong, được thực hiện bằng bàn tay khéo léo của người phụ nữ vùng cao với bốn kỹ thuật cực kỳ phức tạp: nhuộm, thêu, ghép vải, ghép kim loại và ghép các vật liệu khác.
< Góc bán hương.
Tỉnh Lào Cai thành lập ngày 12 tháng 7 năm 1907, Bắc Hà trở thành một châu của tỉnh này với 4 tổng: Bắc Hà, Lùng Phìn, Si Ma Cai, Bảo Nhai. Cho đến hôm nay ở đây vẫn còn nguyên đây dãy hàng thắng cố ngậy mùi tỏa khói lên lỏi qua mái chợ chia bóng nắng.
Vẫn còn khu bán cày, bên cạnh khu bán hương và inh ỏi tiếng đôi kèn Mông thi nhau như tranh, như cãi. Thuốc lào miễn phí với những người đàn ông vùng cao say thuốc ngả nghiêng trong khu bán điếu cày. Chợ bán chim sôi nổi tiếng bình phẩm, khen chê, trả giá, so đọ.
< Khu bán vật nuôi
Vẫn còn khu bán động vật với giống chó to lớn. Có con lừng lững đi lại trong chợ đẹp chả kém chó ngao Tây tạng. Có cô gái Mông còn nhỏ dắt theo trong tay một chú cún con ngủ mệt vì nắng chợ. Lại có bà lão chỉ ôm ấp một con gà.
Rồi một cậu thanh niên chỉ cắp nách một con lợn nhỏ. Hai bà cháu ngồi ven đường với chỉ một chút hoa hồi và vài ngọn rau ngót thế cũng thành một phiên chợ. Khu bán thịt sống cũng thật ồn ào, chỉ cách đó một quãng là khu bán đồ thổ cẩm lại rất yên tĩnh.
< Một quán thắng cố trong chợ Bắc Hà.
Khu chợ bán trâu, bán ngựa vẫn họp trên triền dốc đã không có gì bị thay đổi, chẳng màng năm tháng vẫn chậm trôi đi.
Cho dù ngày nay đường đã tiến vào thôn bản, xe máy đã nhiều thì những chú ngựa thồ vẫn không mất đi tầm quan trọng, vẫn là một phương tiện không thể thiếu.
< Nơi bán lưỡi cày.
Vậy mới biết tầm quan trọng của loài vật này, mới biết vì sao lại có nhiều, rất nhiều những câu chuyện, rất nhiều huyền thoại về chúng như vậy. Mới biết tại sao con ngựa vùng cao vừa ngắn, vừa thấp (<1,5 m) trông chậm chạp, xấu xí như một con la già lại quý giá như vậy.
Chúng đặc biệt thích hợp với việc thồ hàng trên núi, những nơi còn chưa có đường, đặc biệt ăn rất ít và rất giỏi chịu khát. Lang thang chợ ngựa còn được biết thêm giống ngựa Việt vùng cao rất thuần không cắn, không đá.
Có một thời các lái ngựa Trung Quốc đưa sang những con ngựa rất đẹp mã và lúc mới mua về rất khỏe. Nhưng chúng xuống sức cũng rất nhanh. Sau này người vùng cao và các lái Việt Nam mới biết chúng bị các lái Trung Quốc tiêm thuốc nên lúc đầu rất khỏe và đẹp, nhưng chúng rất dữ hay đá và cắn như chó.
< Ngựa thồ giống.
Năm 1967 Bắc Hà tách thành 2 huyện Bắc Hà và Si Ma Cai. Năm 1979 Bắc Hà và Si Ma Cai lại sáp nhập thành một huyện gọi là Bắc Hà.Tháng 8 năm 2000 lại tách ra thành 2 huyện Bắc Hà và Si Ma Cai thuộc tỉnh Lào Cai.
Trong sự lãng quên và tốc độ chóng mặt của cuộc sống hiện đại, Bắc Hà - Si Ma Cai vẫn bình thản với những giá trị chân sơ, mộc mạc của riêng mình. Với dòng rượu ngô thơm đậm, ấm áp được ủ bởi men lá và hạt hồng mi trong một ngôi nhà hiếu khách ở Na Hối, trong tiếng sáo Mông trầm đục của đêm trăng xa xôi.
< Hai người bạn.
Rồi với mận tam hoa mỗi độ xuân về. Với kẹo mạch nha. Với những triền dốc thẳng bóng cây sa mu nơi tụi trẻ chăn châu nô đua trên những dãy ruộng bậc thang phủ đỏ hoa mộc miên, minh chứng cho sức sáo tạo và cần cù vô hạn của đồng bào vùng cao.
Du lịch, GO! - Theo VnEpress, internet
Link to full article
No comments:
Post a Comment